221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
881192
Chính quyền đô thị TP.HCM: Chuyện của vài chục năm nữa?
1
Article
null
Chính quyền đô thị TP.HCM: Chuyện của vài chục năm nữa?
,

(VietNamNet) - Tại hội thảo "Xây dựng chính quyền đô thị TP.HCM - một yêu cầu cấp thiết của cuộc sống" do TP.HCM tổ chức vào ngày 28/12, TS. Lê Văn Yên khẳng định, nếu bắt tay vào làm ráo riết thì trong khoảng vài chục năm tới, TP.HCM sẽ có mô hình chính quyền đô thị hiện đại; nếu không thì... không bao giờ có.

Chưa thấy lộ trình

Soạn: HA 995671 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Với một ngày đóng góp ý kiến sôi nổi, nhiều vấn đề mấu chốt cho chính quyền đô thị đã được đưa ra. (ảnh: Phạm Cường)

Mới đây, trong cuộc trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Châu Minh Tỷ cũng tỏ ra dè dặt khi bàn về kế hoạch cụ thể xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM trong năm tới. Ông cho biết, TP.HCM sẽ sớm hoàn tất đề án này để đến năm 2007 trình Quốc hội thông qua. Tương lai ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào Quốc hội, cũng như phụ thuộc vào thái độ cởi mở đối với một mô hình còn quá mới mẻ đụng chạm nhiều đến cơ chế đã có từ lâu.

Tại hội thảo, ông Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện kinh tế TP.HCM, hé lộ quan điểm: chính quyền đô thị cần có quyền tự chủ cần thiết trong thu chi ngân sách.

Báo giới đã không tìm được thông tin khi đặt câu hỏi về lộ trình xây dựng chính quyền đô thị TP.HCM bên lề hội thảo. Ông Phan Xuân Biên, Trưởng Ban tư tưởng - văn hóa Thành ủy cho rằng, cần xác định rõ xây dựng mô hình này tại TP.HCM dựa trên điều kiện gì, không thể nói chung chung theo mô hình của nước ngoài.

Theo ông Trần Đức Thịnh, Phó chủ tịch Hội tư vấn khoa học quản lý, cần xác định rõ thế nào là mô hình chính quyền đô thị hiện đại trong thế kỷ 21, phải có lộ trình cụ thể đến năm 2010, hay 2020.

Ths. Hồ Sơn Diệp, Viện nghiên cứu xã hội TP.HCM, thử phác thảo mô hình chính quyền đô thị hiện đại cho TP.HCM: Chỉ có hai cấp: thành phố và phường, xã. Cấp phường, xã quản lý trực tiếp dân cư đô thị, thực chất là cánh tay nối dài của UBND TP để thuận lợi cho việc truyền đạt các chủ trương, chính sách của thành phố đến với người dân.

TP.HCM chỉ nên tổ chức HĐND ở cấp thành phố nhằm đảm bảo sự tinh gọn, tính thống nhất xuyên suốt trong việc ban hành và giám sát thực hiện nghị quyết.

Cùng ý kiến của Ths. Diệp, có nhiều ý kiến đồng tình việc bỏ HĐND cấp phường, quận và chính quyền TP chỉ có hai cấp: bỏ cấp phường hoặc cấp quận. Và theo ông Võ Công Thành (Phó chủ tịch HĐND quận 8), chính quyền đô thị nên tập trung ít nhất 60% đại biểu HĐND chuyên trách.

"Khi không có tổ đại biểu HĐND, dưới cơ sở cần dựa vào xã hội dân sự để thực hiện nhiệm vụ" - TS. Nguyễn Đăng Sơn phân tích sâu hơn - "Xã hội dân sự là một xã hội có tính tự quản, do đó, có nhiều vấn đề không cần đến sức mạnh của chính quyền. Trong xu hướng hiện đại, chính quyền càng nhỏ, xã hội càng lớn".   

"Người dân trực tiếp bầu thị trưởng"

Bàn về yêu cầu dân chủ cho chính quyền đô thị hiện đại, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, khẳng định: "Dân chủ trực tiếp (người dân trực tiếp bầu người quản lý - NV) là linh hồn và bản chất của quản lý đô thị hiện đại. Trung Quốc đã chuyển sang cơ chế người dân trực tiếp bầu thị trưởng từ năm 1994. VN cũng có thể hướng tới điều này".

Nhiều người cùng quan điểm với PGS Hòa.

Ông Nguyễn Trung Thông, Phó ban chuyên trách ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM, "kéo" người nghe trở về thực tại khi thẳng thắn nhìn nhận thực trạng của TP: "Bộ máy hánh chính ngày càng phình to ra do việc thành lập thêm các phòng chức năng chuyên môn, như Phòng tài nguyên - môi trường, Văn phòng đăng ký sử dụng đất. Trong khi đó vẫn có chủ trương giảm sự cồng kềnh của bộ máy, tăng chức năng của các phòng chứ không tăng phòng".

Cũng về sự cồng kềnh của bộ máy, GS Nguyễn Thế Cường nhận xét: Bấy lâu cứ nói Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý nhưng còn lấn bấn trong việc này. Cần rạch ròi giữa sự lãnh đạo của Đảng với quản lý của Nhà nước. Đảng chỉ vạch đường lối còn thực hiện thế nào là do chính quyền. Hiện nay, bộ máy Đảng tồn tại song trùng với bộ máy chính quyền ở mọi cấp và không rạch ròi trong mối quan hệ, dẫn đến cồng kềnh.

Với một ngày đóng góp ý kiến sôi nổi, nhiều vấn đề mấu chốt cho chính quyền đô thị đã được đưa ra. Tuy nhiên, trong một cuộc trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa - xã hội Quốc hội, cho rằng, mấu chốt của mô hình này là con người. Trở ngại là, ở VN, đa số người dân và ngay cả lãnh đạo cũng xuất thân từ nông thôn, khó xây dựng được nếp sống đô thị kỷ cương, ngăn nắp.

  • Phạm Cường

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,