221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
920120
Cái khó của các vị đại sứ trong công tác Việt kiều
1
Article
null
Cái khó của các vị đại sứ trong công tác Việt kiều
,

(VietNamNet) - Dự hội nghị sơ kết 3 năm triển khai NQ 36 Bộ Chính trị về Công tác người VN ở nước ngoài, các vị đại sứ, tổng lãnh sự chia sẻ cái khó trong triển khai NQ và kiến nghị giải pháp.

>> Nguồn lực kiều bào: Vũ khí bí mật đã được huy động?
>> Công tác kiều bào: Chính sách rõ ràng, vẫn phải làm "chui"
>> Không trọng đãi nhưng phải trọng dụng

Trong số 343 đại biểu từ các Bộ, ban, ngành trung ương và 64 tỉnh thành phố tham dự hội nghị sơ kết 3 năm triển khi Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về Công tác người VN ở nước ngoài và Chương trình hành động của Chính phủ, nhiều vị đại sứ tại các quốc gia có đông đảo kiều bào đang sinh sống, làm việc cũng về tham dự hội nghị. Họ mang theo những băn khoăn, trăn trở của một người trong cuộc, người trực tiếp làm công tác kiều bào.

0.jpg
"Chính sách phải cho cả 88 triệu người Việt... xuất phát từ mẫu số dân tộc"

Khó nhất là tìm ra cách làm

"Nghị quyết 36 là chỉ đạo chung cho công tác Việt kiều. Mỗi địa bàn lại có đặc thù riêng, do đó, chính sách phải có sự điều chỉnh cụ thể. Cơ cấu và độ ổn định, tính phức tạp của cộng đồng người Việt ở mỗi nước mỗi khác. Suy nghĩ, nhận thức và sự gắn bó với VN của cộng đồng không giống nhau... Triển khai thực hiện không dễ", các đại sứ, tổng lãnh sự cùng chia sẻ.

Và mỗi người đánh giá một cái khó riêng.

Theo đại sứ VN tại Australia, Nguyễn Thanh Tân, cái khó trong triển khai NQ là bộ phận thiểu số những người vốn dĩ có quá khứ khó hòa hợp, tìm cách xuyên tạc, chống đối. Cộng đồng người VN tại Australia đông, với 245.000 người, trải dài trên lãnh thổ Australia, gây khó khăn trong công tác cộng đồng.

Hiện nay, có 3,2 triệu kiều bào đang sinh sống ở hơn 100 nước và vùng lãnh thổ.

Đáng chú ý là lượng cô dâu ngườI Việt lấy chồng nước ngoài lên tới hơn 100.000 người.

Ông chia sẻ "cái khó nhất vẫn là phương tiện thông tin. Chúng tôi đã có trang web, đưa lên mạng các nội dung của NQ 36 cũng như thông tin trong nước, nhưng làm thế nào để bà con biết sự tồn tại của trang web này là một vấn đề nan giải".

Đại sứ VN tại Đức Trần Đức Mậu nói "đất nước đã mở cửa. Đó là bước đi chủ động của đất nước. VN không thể làm gì khác nếu kiều bào thụ động đứng yên. Bản thân họ cũng phải chủ động có những bức tiến".

Ông nói thêm, cái khó cho việc triển khai NQ tại Đức là vấn đề nhân sự, tài chính của bản thân cơ quan đại diện, là cơ chế thông tin, sự phối hợp giữa trong nước và ngoài nước...

Riêng Đại sứ VN tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến khi được hỏi khá e dè, bởi sự "phức tạp" của cộng đồng người Việt tại Mỹ. "Phải làm đã, có gì đâu để nói", ông đã nhẹ nhàng nói với các phóng viên.

Ông chia sẻ mối trăn trở, "làm gì cũng thế, công nghệ là quan trọng nhất; trong kinh tế quan trọng nhất là cách quản lý quản lý. Thực hiện NQ 36, tìm ra cách làm là khó nhất, không chỉ khó với Mỹ mà ở đâu cũng là khó nhất". 

"Hiến kế"

"Giờ đây, VN là một ngôi nhà mở. Nếu xem VN là nhà, ta sẵn sàng mời về, nhưng về để xây dựng...", Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến nói.

Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến cho rằng, NQ 36 là cho toàn thể 88 triệu người Việt, không phải chỉ cho 3 triệu đồng bào bên ngoài. Giữa 88 triệu cá thể ấy chia sẻ với nhau mẫu số dân tộc. Đồng bào bên ngoài cũng như trong nước đều yêu nước, mong muốn làm cho VN cường thịnh, chủ quyền, hòa bình, độc lập. Triển khai chính sách phải xuất phát từ điểm đó, để chính sách mạnh hơn, thoáng hơn.

Tuy nhiên, với một số phần tử phản động cực đoan, chúng ta kiên quyết chống. "Chúng ta hiểu rằng giờ đây, VN là ngôi nhà mở. Chúng ta sẽ nói với những kẻ đó rằng, nếu họ quan niệm VN là nhà, thì ta vẫn sẵn sàng mời họ về, nhưng về để xây dựng...", ông Chiến nói.

Phải làm sao để cho đồng bào về, cảm thấy vui, thoải mái, không thấy có bất kỳ phân biệt nào. Ngay như chuyện sắp tới đây VN sẽ bỏ visa, bà con về nước sẽ cảm thấy đúng là "về nhà", rất thoải mái. Đưa văn hóa Việt, cái giá trị chung, cái cốt lõi chung của người VN đến với họ cũng là điều hay.

Đến một "môi trường thông tin" đầy đủ...

Chính sách dù rõ ràng nhưng thực tế triển khai vẫn không đồng bộ, không thống nhất, một phần bởi môi trường thông tin thực sự chưa được xây dựng.

"Thông tin phải đầy đủ, nhiều chiều, thông tin về bà con và thông tin cho bà con", Đại sứ VN tại Đức nói. Kiều bào sẽ "tự chọn lọc" và đánh giá thông tin, Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến nói.

 Lập một trang web, ra tờ báo, tiếp xúc trực tiếp với bà con... và quan trọng hơn, xây dựng một đội ngũ cốt cán để làm đầu tàu lôi kéo bà con, đó là những biện pháp được các đại sứ đề xuất. "Bà con vướng mắc gì thì cố gắng giải quyết, tháo gỡ cái đó" là mục tiêu của những người làm công tác Việt kiều.

Lực lượng cốt cán ấy có thể là hơn 7200 lưu học sinh đang học tập tại Australia, có nhiều thông tin và cơ hội giao lưu, tiếp xúc. 

Lực lượng ấy là một lượng lớn các hiệp hội ngành nghề, địa phương...  đang xây dựng và phát triển mạnh tại Đức.

Và cần phải tạo điều kiện cho bà con đi về càng nhiều bởi không có gì thuyết phục bằng thực tế. Rất nhiều người hơn 30 năm nay thậm chí không nghĩ nghĩ đến chuyện về thăm, nay họ đang chuẩn bị về ở.

  • Phương Loan
    Ý kiến của bạn?
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,