221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1003642
Hơn 4.000 phật tử dự Đại lễ Phật Đản 2008 tại VN
1
Article
null
Hơn 4.000 phật tử dự Đại lễ Phật Đản 2008 tại VN
,

10/11, tại TP Hồ Chí Minh, Uỷ ban Tổ chức Quốc tế (IOC) Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (UNDV) đã chính thức công bố việc Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Đại lễ quan trọng nhất của Phật giáo và Hội thảo Phật giáo quốc tế lần thứ 5 từ ngày 13-17/5/2008 tại Thủ đô Hà Nội.

>>Chùm ảnh: Cả nước mừng đại lễ Phật đản

Cử hành đại lễ Phật Đản tại chùa Non (xã Phù Linh, Sóc Sơn - Hà Nội)
Cử hành đại lễ Phật Đản tại chùa Non  (xã Phù Linh, Sóc Sơn - Hà Nội) tháng 5/2007
Đại lễ này (được gọi là Đại lễ Phật Đản tại Việt Nam) để kỷ niệm lần thứ 2550 ngày Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn của Đức Phật, truyền bá thông điệp tình thương, hòa bình, hòa hợp, lòng từ bi, tiến bộ và phát triển cho thế giới.

Theo Thượng tọa GS-TS Lê Mạnh Thát: sẽ có hơn 4000 nhà lãnh đạo Phật giáo, học giả, các chư tôn đức, hành giả Phật giáo từ trên 70 quốc gia và Việt Nam tham dự sự kiện này.Chủ đề của Đại lễ Phật Đản 2008 và Hội thảo là “Sự đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Thượng tọa Lê Mạnh Thát cũng cho biết Đại lễ sẽ nhấn mạnh đến những giá trị văn hóa Phật giáo và Việt Nam, trong đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng sẽ giới thiệu về lịch sử, đặc trưng, hành trình phát triển, nhập thế và hòa hợp tâm linh của Phật giáo trong truyền thống của người Việt, những đóng góp to lớn của Phật giáo trong lịch sử gắn bó và đồng hành cùng dân tộc. Hòa thượng Thitadhammo, Hòa thượng Laow Panyasity, Hòa thượng Satyapala, Thượng tọa Tiến sĩ Kammai Dhammasai, những thành viên IOC từ các quốc gia Thái Lan, Singapore, Hoa Kỳ và Anh đều nhận định do những ảnh hưởng quan trọng và đóng góp to lớn của Phật giáo Việt Nam, đây sẽ là những vấn đề được quốc tế đặc biệt quan tâm và đánh giá cao.

Với chủ đề này, Hội thảo sẽ có 6 nhóm thảo luận mang tính nghiên cứu học thuật về quan điểm của Phật giáo đối với chiến tranh, xung đột và trị liệu, sự đóng góp của Phật giáo đối với công bằng xã hội, Phật giáo Nhập thế và phát triển, Giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu và chăm sóc môi sinh, Giái pháp của Phật giáo đối với các vấn đề gia đình và xung đột thế hệ, Giáo dục của Phật giáo mang tính kế thừa và phát triển.

Những đóng góp về mặt nghiên cứu học thuật cũng như ứng dụng hành trì của Phật giáo tại hội thảo sẽ được coi là phương diện quan trọng nhất, quyết định giá trị nội dung và đóng góp thiết thực của Đại lễ Phật Đản 2008.

Bên cạnh đó, sẽ có một chuyên đề đặc biệt về Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số (Buddhism in the Digital Age) với mục tiêu thiết lập Mạng lưới Phật giáo về sáng kiến bản đồ văn hóa điện tử (ECAI). Đây là một sáng kiến sử dụng tiến bộ KHKT để lưu trữ, trình chiếu thông tin về di sản và các truyền thống đa dạng của Phật giáo trên toàn cầu, thúc đẩy sự chia sẻ thông tin, tài liệu và tương tác giữa các nước Phật giáo. Bản đồ này có thể lưu trữ 4000 mạng lưới Phật giáo Việt Nam và 8000 Mạng lưới Phật giáo của Trung Quốc.

Đại lễ Phật Đản 2008 sẽ có nhiều hoạt động trình diễn văn hóa và truyền thống, triển lãm văn hóa, các nghi thức và nghi lễ cầu nguyện của các truyền thống Phật giáo, hội chợ văn hóa và thực phẩm đặc trưng của Phật giáo và người dân Việt Nam.

Nhiều hành trình tìm hiểu và khám phá về văn hóa, tâm linh, di sản và vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam đã được thiết lập cho dịp này, trong đó có 3 địa điểm nổi tiếng bao gồm Trúc Lâm Yên Tử với ngôi chùa Đồng lớn nhất Việt Nam, Vịnh Hạ Long, chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) với pho tượng Phật Thích Ca (nặng 100 tấn bằng đồng nguyên khối) và 2 quả chuông (Đại hồng chung) lớn nhất Việt Nam.

(Theo TTXVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,