221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1011234
Việt Nam: Nghịch lí sử dụng vốn của nước nghèo
1
Article
null
Việt Nam: Nghịch lí sử dụng vốn của nước nghèo
,

(VietNamNet) -  Nguồn vốn huy động được cả trong và ngoài nước không nhỏ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại quá nhiều vấn đề trong sử dụng vốn, xảy ra tình trạng lãng phí kép, và "bệnh hình thức".

 >> Trang bị "mũ bảo hiểm" cho "tay đua" Việt Nam

"Lãng phí kép" trong sử dụng vốn

Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Việt Nam hiện nay đến đâu? Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Ở Việt Nam, tồn tại một nghịch lí là nước nghèo nhưng không biết tiêu tiền hợp lí, gây lãng phí". Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư kể cả ngân sách, nguồn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và ODA. 

Dự án xây dựng chung cư cao cấp An Trung II (Đà Nẵng), giá trị gần 100 tỉ đồng bị bỏ hoang từ năm 2003 đến nay. Ảnh Lao Động.

Việc thất thoát ngân sách đã được Chính phủ thừa nhận, Quốc hội bàn thảo, và khiến người dân xót xa. Tiền ngân sách là gì khác ngoài tiền thuế của dân đóng góp?

Đầu tư trong nước cũng là một nguồn lực tốt, thậm chí, năm 2006, đầu tư trong nước còn lớn hơn FDI. Hầu hết đầu tư trong nước là các DN tư nhân, các cá nhân, do đó, họ có lợi ích thực, thúc đẩy hiệu quả càng cao càng tốt. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn trong nước vẫn bị hạn chế do tác động chung của các nguồn lực khác: Cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng và cả những ưu đãi lớn dành cho DN nhà nước. 

Đáng ra, tư nhân có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn rất nhiều. Tất nhiên, không phủ nhận sự yếu kém của DN tư nhân trong nước, nhưng một yếu tố quan trọng chính là môi trường kinh doanh còn quá nhiều nhân tố bất ổn, do chính nhà nước tạo ra.

Về vốn bên ngoài, chúng ta đã nhận được rất nhiều cam kết, nhưng tốc độ giải ngân còn quá thấp. Cam kết FDI 10-16 tỷ USD nhưng thực tế tỉ lệ giải ngân thấp hơn đáng kể, chỉ 4,1 tỷ USD năm ngoái. Các nhà đầu tư vào nhưng chưa đưa được tiền vào. 

Nếu để tình trạng này lâu, nguy cơ rõ ràng có thể xảy đến chính là việc các nhà đầu tư ngần ngại trong việc đưa ra các cam kết mới, và cả trong thực hiện các cam kết đã có. Thậm chí họ có quyền rút vốn như đã từng xảy ra. Việt Nam đã mất tới 10 năm để khôi phục đà đầu tư từ những năm 1995, 1996. Vào thời điểm đó, mức cam kết đầu tư vào Việt Nam đã lên tới 8 tỷ USD. 

Trên thế giới, nước nào cũng muốn thu hút đầu tư cho phát triển. Tình trạng khát vốn diễn ra ở mọi nơi. Địa bàn chọn lựa đầu tư rất rộng. Nếu Việt Nam khó khăn, làn sóng đầu tư vào nước này sẽ nhỏ dần, thậm chí mất hẳn. Cố gắng lôi lại đà đó không hề dễ dàng. 

Về cơ sở hạ tầng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong đầu tư nhưng bản thân Việt Nam lại chưa tạo điều kiện đầy đủ. Hình thức BOT đã được luật hóa nhưng chưa có hướng dẫn thực sự để DN nước ngoài tham gia. Cách đây chưa lâu, Phần Lan đã mất 5-7 năm để đàm phán tham gia xây dựng hạ tầng, đạt đến kí kết. Họ lại phải mất thêm 2 năm đàm phán về giá cung cấp điện nhưng không có kết quả. Nước này đã rút dự án khỏi Việt Nam. Bài học Phần Lan cần phải tránh. 

Việt Nam cũng có thể học bài học Philippine khi nước này quyết định mở cửa thị trường điện để nhà đầu tư nước ngoài vào tham gia. Chỉ trong vài năm, nhu cầu điện đã được đáp ứng cơ bản. Nhờ đó, Philippine đã giảm tải được nguồn vốn lớn mà ngân sách phải bỏ ra cho phát triển hạ tầng điện, dành đầu tư cho lĩnh vực khác. Việc mở cửa thị trường điện nhiều nước khác cũng đã làm rồi. 

Thu hút và tạo điều kiện cho FDI vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng chính là một giải pháp quan trọng để tăng hiệu quả sử dụng vốn, tránh "lãng phí kép".

Chúng ta không thể chỉ dựa riêng vào ngân sách, vào ODA để làm hạ tầng. Phải tin mình và tin các nhà đầu tư để mạnh dạn mở cửa. Không thể quay lưng lại với cơ hội, nhất là khi chúng ta đã có hệ thống pháp lí quốc tế để soi chiếu, có kinh nghiệm hợp tác nhiều năm. Tâm lí e ngại đáng ra không được duy trì lâu như vậy. Giá của sự chờ đợi ấy không đáng. 

Đối với vốn ODA, Việt Nam chưa thực hiện tốt tất cả các công việc cần thiết để giải ngân tốt hơn. Một phần do phức tạp thủ tục, một phần do quy định khác nhau giữa nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam nên khó thống nhất. 

Sau khi chọn được dự án ODA đã khó, việc chuẩn bị của Việt Nam khi có vốn ODA còn chậm, rõ nhất là chuẩn bị mặt bằng, và không có sẵn vốn đối ứng trong các dự án. Điều kiện con người và kinh tế kỹ thuật đã làm chậm quá trình giải ngân. 

Ngay cả một nơi được đánh giá là phát triển năng động như thành phố Hồ Chí Minh cũng có tình trạng đó. Một số nhà cung cấp ODA đã thực hiện biện pháp mang tính trừng phạt nhưng cũng không thúc đẩy được bao nhiêu.

Trong khi đó, mỗi nguồn ODA có thời gian ân hạn nhất định. Nếu không làm việc, chúng ta đã tự tước bỏ đi thời gian ưu đãi ấy. Ví dụ, một dự án ODA quy định trong 10 năm được hưởng lãi suất thấp, hoặc không phải trả lãi. Nhưng vì quá trình giải ngân chậm, khi dự án bắt đầu đi vào sử dụng chỉ còn 2-3 năm. Chúng ta đã tự đánh mất 7-8 năm quý giá. Và cái giá của ODA trở nên đắt đỏ hơn. Chưa kể nó sẽ kìm hãm sự phát triển của khu vực, lĩnh vực đưa ODA vào.

Đây là lãng phí kép: tiền của, gánh nợ, thời gian cho phát triển. Đặc biệt, mất thời gian đồng nghĩa với mất đi các cơ hội.

Nếu có thể sử dụng vốn ở tất cả các khu vực ngân sách nhà nước, DN tư nhân, FDI, ODA hiệu quả hơn, chắc chắn thời gian trở thành nước thu nhập trung bình sẽ được rút ngắn và chất lượng tăng trưởng cũng cao hơn.

Kiếm tiền ở Việt Nam thì dễ, cho tiền Việt Nam quá khó!

Chỉ còn vài năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập trung bình. Những nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài sẽ giảm dần, trong khi nhu cầu vốn không hề giảm, nếu không muốn nói sẽ tăng mạnh.

Huy động nguồn vốn mới cho phát triển, đặc biệt, để nâng cao chất lượng tăng trưởng là câu hỏi lớn. Một cán bộ chương trình của USAID gợi ý, "viện trợ theo con đường nhân dân, qua các tổ chức phi chính phủ, các hoạt động xã hội của tập đoàn kinh tế nước ngoài... là một lựa chọn thay thế".

Tuy nhiên, trên thực tế, "kiếm tiền ở Việt Nam thì dễ, cho tiền Việt Nam quá khó", cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Pete Peterson, hiện đang là lãnh đạo của một tổ chức phi chính phủ Mỹ tại Việt Nam nói.

Đại diện các tổ chức phi chính phủ thường xuyên phàn nàn về tình trạng quá khó khăn trong thực hiện dự án ở Việt Nam.  

Bà Phạm Chi Lan cho rằng, không phải Chính phủ không quan tâm nhưng lại có tâm lí ngại dự án nhỏ của người thực hiện. Thái độ công chức là ngại làm với những cái nhỏ/lẻ, thích làm những dự án lớn.

"Nó cũng là dạng bệnh thành tích trong huy động vốn, thích những dự án lớn. Mà gốc rễ của nó không gì khác chính là theo đuổi mục tiêu số lượng chứ không phải chất lượng. 

Nguồn vốn cam kết FDI, ODA như quả sung trên cây chưa rơi xuống. Dự án ODA lớn, FDI lớn, nhưng nếu không được giải ngân thì giá trị cũng không bằng một dự án nhỏ của NGOs nhưng giúp được một xã cải thiện cuộc sống, hiệu quả ngay lập tức giúp cho hàng vạn người. 

Những dự án của NGO tuy nhỏ nhưng là những dự án dân sinh, giúp giải quyết câu chuyện người nghèo, hỗ trợ DN, giáo dục đào tạo cho người dân tộc, người dân ở vùng sâu vùng xa... Chương trình nhỏ nhưng giá trị cao, có hiệu quả ngay tức thì.

Với NGOs cũng như những người làm từ thiện hiện nay, chúng ta cần phải biết quý từng đồng, dù là 50000 hay 50 triệu, vì nó là tâm huyết, là tấm lòng. Dự án nhỏ nhưng nó là tâm huyết của người dân nước đó đã đóng góp, mình phải biết quý.

Việt Nam đã có những phong trào về chống bệnh thành tích trong giáo dục. Nhưng xét trên một góc độ, cần có cả chống bệnh thành tích trong thu hút và sử dụng vốn. Câu chuyện về nguốn vốn NGOs chỉ là một ví dụ điển hình.

  • Phương Loan
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,