221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1014044
Để không là chuyện "chuột giám sát mèo"
1
Article
null
Giám sát cán bộ nơi cư trú:
Để không là chuyện 'chuột giám sát mèo'
,

(VietNamNet) - Tại hội nghị sơ kết thực hiện thí điểm quy chế "MTTQ giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư" năm 2006-2007 của Hà Nội tổ chức sáng nay (11/12), nhiều đại biểu đề nghị nhân rộng mô hình này ra toàn quốc, đồng thời có quy định bảo vệ người phát hiện giám sát.

a

Chủ tịch MTTQ Hà Nội Phạm Lợi tặng bằng khen cho 29 tập thể thực hiện tốt quy chế giám sát. Ảnh: VA 

Vi phạm về đất đai chiếm tỉ lệ áp đảo

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Hà Nội Phạm Ngọc Thảo, sau hơn một năm triển khai, quy chế giám sát đã thu được kết quả bước đầu. Tổng số có 560 vụ việc được phát hiện, kiến nghị, trong đó chủ yếu do nhân dân phát hiện. 275 vụ vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng được phản ánh, tiếp theo là vi phạm trách nhiệm công vụ và vi phạm về phẩm chất đạo đức.

Ông Thảo cho biết một số vụ việc đã được các cơ quan xem xét giải quyết: "MTTQ phường Cống Vị, quận Ba Đình đã tiếp nhận đơn thư và kiến nghị Bộ Ngoại giao xem xét việc một số cán bộ Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn lấn chiếm trái phép hàng trăm mét vuông đất. Tại phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, MTTQ đã thẩm tra kiến nghị của nhân dân và kiến nghị chính quyền xem xét vụ một cán bộ điện lực lấn chiếm 59 m2 đất, xây nhà sai phép vi phạm công trình lưới điện".

Tuy nhiên, ông Thảo thừa nhận: "Một bộ phận nhân dân chưa thực sự tin vào tính hiệu lực của quy chế, chưa tin vào hiệu quả giám sát của MTTQ cũng như khả năng và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các vi phạm".

"Người dân ngại phải làm đơn kiến nghị, lo ngại khi phải đối thoại sẽ ảnh hưởng tình nghĩa xóm giềng và không được bảo vệ, lo bị trù dập, trả thù nên chưa hăng hái tham gia phát hiện kiến nghị", ông Thảo nói.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố cho rằng: "Cần quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý người lãnh đạo và cơ quan có thẩm quyền thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết và trả lời các kiến nghị của MTTQ tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh, vòng vo".

Để không phải là chuyện "chuột giám sát mèo" 

Báo cáo với hội nghị thành tích của phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Chủ tịch MTTQ phường Trương Đình Long cho biết, trong số 36 vụ việc mà phường chọn giám sát, 24 vụ có phản hồi nhưng chỉ một nửa số cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện.

Kiến nghị có phải làm đơn?

Ủy ban MTTQ Hà Nội đề nghị Chính phủ và MTTQ Trung ương nghiên cứu điều chỉnh thời hạn xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị trong vòng 30 - 45 ngày, thay vì 15 ngày như quy định hiện hành. 

Đồng thời, để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát, cần bỏ quy định phải làm "đơn" giám sát.

Phó Chủ tịch MTTQ Hà Nội Phạm Ngọc Thảo

"Hai vụ việc tương đối quan trọng không được cấp nào giải quyết là vụ một trung tá giám đốc Công ty Xây dựng Nghĩa Đô thuộc Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp xây 13 kiốt làm địa điểm kinh doanh và vụ một giám đốc Công ty Xây dựng số 5 bán nhầm đất công", ông Long nói.

Theo ông Long, vì mới làm thí điểm, chưa thành phong trào mạnh mẽ, đồng thời chưa có cơ chế bảo đảm sự an toàn cho người phát hiện nên "chuyện giám sát này chỉ như giao cho con chuột giám sát con mèo". 

"Đa số người dân không biết đến quy chế giám sát của MTTQ, vì sao? Vì quần chúng không đến với đảng viên hay chính đảng viên không muốn đến với quần chúng, thậm chí chưa chủ động đến với chi bộ, tổ dân phố nơi cư trú", ông Long nhấn mạnh.

Ông Vũ Thành Vĩnh, Chủ tịch MTTQ quận Hoàn Kiếm, nơi được MTTQ thành phố đánh giá là tích cực và nghiêm túc nhất, cũng cho hay, nhờ thực hiện quy chế giám sát, MTTQ quận đã kiến nghị 21 vụ việc đến các cơ quan xem xét, giải quyết và trả lời. 

"Một công chức có nhà cho thuê, không nộp thuế, sau khi được MTTQ đã nộp 291 triệu đồng. Một đảng viên thường xuyên chơi số đề, sau khi được kiến nghị, chi bộ đã họp kiểm điểm", ông Vĩnh nói.

Trong khi đó, ở xã Thanh Liệt, quận Thanh Trì, phó công an xã đã bị cách chức sau khi có đơn thư phản ánh ông này nhận 1,7 triệu đồng của dân để làm thủ tục nhập hộ khẩu cho 2 người từ Lạng Sơn về nhưng không làm và không trả lại tiền. 

Đại diện của MTTQ các phường, xã đều cho rằng, quy chế giám sát là việc làm mới nên có nhiều khó khăn, phức tạp. Ông Phạm Văn Trá, Chủ tịch MTTQ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm cho rằng: "MTTQ còn dè chừng, nể nang, hầu hết các vụ việc kiến nghị đều do nhân dân cung cấp".

Ông Vũ Thành Vĩnh cũng thẳng thắn: "Tâm lý ngại va chạm, e ngại việc phát hiện kiến nghị không được bảo đảm bí mật, nhất là kiến nghị bằng văn bản và đối thoại trực tiếp là một vướng mắc. Các vụ việc giám sát, phát hiện và kiến nghị còn quá ít, chưa phản ánh thực tế những tồn tại".

Các đại biểu chia sẻ với những kiến nghị thiết lập cầu nối giữa MTTQ và Ban Phòng, chống tham nhũng, mở rộng việc thực hiện quy chế ra phạm vi cả nước, đồng thời có quy định cụ thể để bảo vệ cá nhân phát hiện giám sát và có chế độ phụ cấp thỏa đáng đối với Ban Công tác Mặt trận. 

  • Vân Anh

 Ý kiến bạn đọc:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,