221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1014670
Chính quyền đô thị: Cởi áo chật cho TP.HCM
1
Article
null
Chính quyền đô thị: Cởi áo chật cho TP.HCM
,

(VietNamNet) - Những trở ngại mà TP.HCM sẽ gặp phải, những điều cần mạnh dạn thay đổi là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu trong quá trình xây dựng chính quyền đô thị TP.HCM. PGS.TS Nguyễn Minh Hoà, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Cộng đồng TP.HCM, trao đổi với VietNamNet.

Quản lý không chuyên nghiệp - trở ngại lớn

PGS.TS Nguyễn Minh Hoà. (ảnh: PC)
- Thưa ông, trở ngại đáng quan tâm nhất của việc xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM là gì?

- Điều cần quan tâm nhất hiện nay là hệ thống quản lý không chuyên nghiệp. Bộ máy hành chính chưa tinh thông nghề nghiệp nên cứ trì trệ. Vậy, cần thay đổi cách đào tạo cán bộ. Người cán bộ tham gia quản lý Nhà nước, ngoài việc được giáo dục lý tưởng, tối thiểu phải học qua trường hành chính quốc gia, biết cách soạn thảo văn bản, cách giao tiếp, tổ chức sự kiện.

Bên cạnh đó, cần thay đổi cách tuyển dụng cán bộ theo hướng công khai, cạnh tranh. Chẳng hạn, khi TP cần người đảm nhận vị trí giám đốc một Sở, những ai tự thấy đủ khả năng đều có thể nộp đơn, trình bày đề cương hoạt động của nhiệm kỳ. Sau đó, hội đồng tuyển chọn chất vấn, thấy những ai chấp nhận được thì tổ chức bỏ phiều. Cứ 6 tháng một lần tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm để người đó biết mức độ hoàn thành trách nhiệm của mình và để bãi nhiệm những trường hợp quá yếu. Đó là cách để người giữ trách nhiệm luôn đứng trước nguy cơ bị mất việc, buộc phải cố gắng.

Chế độ đãi ngộ cần được cải thiện mạnh. Mức lương của quan chức phải đảm đủ cho sinh hoạt.

- Ông từng bàn cơ chế người dân trực tiếp bầu thị trưởng. Ở VN có thể có tên gọi khác cho người đứng đầu chính quyền đô thị, nhưng quan trọng là liệu cơ chế bầu đó áp dụng được?

- Muốn khả thi phải có cơ chế hoạt động rõ rệt: Người ra tranh cử, có vận động tranh cử, thành sự kiện ai cũng quan tâm. Người dân phải xem xét kỹ từng ứng cử viên, vì người thị trưởng quyết định số phận bản thân và gia đình họ. Ở VN, tổ chức doanh nghiệp hứa hẹn là tổ chức có tiếng nói mạnh.

Bổ nhiệm, cách chức cấp dưới

- Ở VN, mối quan hệ giữa người đứng đầu chính quyền đô thị với cấp uỷ cần có thay đổi gì?

- Theo mô hình của Trung Quốc, bên cạnh thị trưởng có Bí thư thành uỷ, Ban kiểm tra Đảng. Thị trưởng được quyền rất lớn nhưng phải chịu trách nhiệm trước tổ chức.

Tổ chức Đảng chỉ đạo bằng nghị quyết. Nên để cho thị trưởng có quyền quyết định những hoạt động cụ thể. Phải bàn cơ chế phối, kết hợp giữa Đảng và chính quyền, giữa văn phòng thị trưởng và văn phòng tổ chức Đảng. Quan trọng là mối quan hệ phải rạch ròi, vai trò của thị trưởng đến đâu, chịu trách nhiệm cá nhân như thế nào.

Muốn chịu trách nhiệm cá nhân thì phải có thực quyền. Người lãnh đạo có thể bàn bạc, lấy ý kiến nhưng phải là người quyết định.

Muốn vậy phải phân quyền, phân cấp rõ ràng. Người đứng đầu bộ máy của TP phải được trao quyền tự chủ, được bổ nhiệm ê-kip làm việc của mình, có quyền cách chức cấp dưới không đạt yêu cầu và chịu trách nhiệm trước cử tri.

Trưng cầu dân ý

- Có ý kiến cho rằng, trao quyền hạn cá nhân cần đi liền với cơ chế kiểm định chất lượng công việc, nhắc nhở hoàn thành nhiệm vụ, bãi nhiệm?

- Đối các vị trí, từ thị trưởng trở xuống, cần trưng cầu dân ý theo luật một cách kín kẽ. Chẳng hạn, khi thu thập đủ bao nhiêu chữ ký không đồng ý với sự lãnh đạo của người thị trưởng thì sẽ tổ chức trưng cầu dân ý. Kết quả trưng cầu dân ý sẽ nhắc nhở việc thực hiện trách nhiệm của thị trưởng. Thậm chí, nếu kết quả quá thấp kéo dài, thì sẽ xem xét việc bãi nhiệm.

Hoặc, có thể xây dựng quy chế thăm dò dư luận xã hội thường xuyên của Đảng và các tổ chức xã hội hợp pháp. Ví dụ, nếu chỉ số đạt dưới 50% thì cá nhân phải tự xem lại.

Tự quyết định vấn đề lớn

TP.HCM đang được cởi chiếc áo chật để hiện đại, văn minh hơn. (ảnh: PC)

- Một nội dung của chính quyền đô thị là phân quyền, tức là được trao quyền: tự chủ tài chính, nhân sự, quyết định những vấn đề lớn... dựa trên Hiến pháp và luật. Nhưng, cũng giống như nhiều địa phương, người đứng đầu chính quyền TP.HCM chịu chi phối bởi nhiều bộ. Vấn đề này cần được giải quyết ra sao?

- Hiện tại, quyền hạn của TP còn hạn chế. TP muốn phát triển, xây dựng gì phải thông qua Trung ương, các bộ.

Ở các nước, các bộ chỉ thực hiện vai trò các tổ chức chức năng, chẳng hạn đưa ra các tiêu chuẩn về xây dựng, kiến trúc, không tham gia sâu vào công việc của địa phương. Luật chính trị địa phương quy định rõ địa phương có quyền đến đâu. Cơ chế này được gọi là phân quyền theo lãnh thổ.

Trong điều kiện mới, người thị trưởng cần có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất và chịu trách nhiệm trước cử tri. Một trong những quyền quan trọng là quyền tự chủ, tự quyết về tài chính, đầu tư. Hiện, TP vẫn không được phép quyết định các dự án nhóm A (có số vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên - PV). Nhiều người cứ nghĩ công trình cầu Văn Thánh là của TP, nhưng thực ra thuộc quyền quyết định của Bộ Giao thông - Vận tải.

  • Phạm Cường (thực hiện)

    Ý kiến của bạn?

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,