221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1024314
Doanh nhân Việt "đội thuyền thúng ra biển lớn"
1
Article
null
Doanh nhân Việt 'đội thuyền thúng ra biển lớn'
,

(VietNamNet) -  Một năm trước, khi VN gia nhập WTO, một không khí phấn khởi tràn ngập. Người ta nói về vươn ra biển lớn, "bay lên Việt Nam", nhưng nhìn lại chúng ta vẫn đang "đội thuyền thúng ra biển lớn".

>> WTO: Cơ hội nhận diện rõ mình
>> Từ quản lý kiểm soát sang quản lý để phát triển
>> DNNN bán cái có sẵn hơn là cạnh tranh vươn lên

Khó chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Về doanh nghiệp tư nhân, để bình đẳng vươn ra thế giới, theo các anh, liệu họ đã đủ mạnh hay chưa, đặc biệt trong các lĩnh vực về dịch vụ, đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao?

 
 

 

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển: Một trong những thành tựu của đổi mới là tạo ra lớp doanh nhân năng động, khi tổng kết chỉ đề cập khía cạnh kinh tế mà không nói gì đến khía cạnh này là thiếu sót.

Vừa qua, khu vực tư nhân đã phát triển nhanh. Đây là khu vực bắt đầu xuất phát điểm thấp, đạt được như vậy là đáng mừng. Song, nếu chúng ta giải quyết tốt hơn nữa thì tiềm năng còn được phát huy mạnh hơn.

Hiện, có hai khâu mà tính bình đẳng đang còn thấp: khả năng tiếp cận đất đai và khả năng tiếp cận vốn. Không có văn bản nào quy định nhưng có luật bất thành văn là nếu ngân hàng cho DN nhà nước vay vốn, không trả nợ thì không có vấn đề gì, nhưng cho DN tư nhân vay, thì có vấn đề ngay, thậm chí ngân hàng đó sẽ bị xử lý. Nên ngân hàng sẵn sàng cho DN nhà nước vay vì sẽ yên tâm hơn.

Tòa án cũng sẵn sàng xử tù một anh ngân hàng trong trường hợp cho DN tư vay mà không thu hồi được vốn. Nếu cho DN nhà nước vay mà không thu hồi vốn cũng không sao. Đó chính là sự bất bình đẳng không thành văn đã tồn tại từ lâu trong ý thức.

TS Trần Đình Thiên: Tôi muốn bổ sung thêm ý này, vì đây là vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành bại của phát triển. Cách đây một năm, chúng ta vào WTO với tinh thần hào hứng "bay lên". Quả thật tinh thần đó cần đẩy lên, nhưng nhìn lại thực lực, hào khí đó, hiện đang có vấn đề. Vì chúng ta vẫn đội thuyền thúng ra biển lớn.

Tôi đồng ý về sự cần thiết phải hình thành được lớp doanh nhân, nhưng có một điểm yếu nghiêm trọng, bắt nguồn từ thể chế là môi trường để tạo ra mối liên kết  giữa khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân rất yếu. Có lẽ chúng ta quan tâm đến thu hút FDI để tăng sản lượng hơn để tạo ra cho nền kinh tế có đủ năng lực vươn ra thế giới. Bằng chứng là sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ. Chúng ta muốn bay bổng lên trời cao thì phải làm tốt cái ở dưới mặt đất. Làm được như thế chính là tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với các nấc thang đang ngày càng được nâng cao.

"Không có văn bản nào quy định nhưng có luật bất thành văn là ngân hàng cho DN nhà nước vay vốn, không trả nợ thì không có vấn đề, nhưng cho DN tư nhân vay, thì có vấn đề ngay, thậm chí ngân hàng đó sẽ bị xử lý" (Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển).

Hiện nay, điều này đang rất yếu và là vấn đề nghiêm trọng. Vừa rồi, tôi tham gia dự án hậu WTO, khi đi địa phương, thì thấy đây chính là khâu yếu nhất trong phát triển. Đó vừa là hậu quả vừa là nguyên nhân của việc khả năng tiếp cận vốn, đất kém, khi thực lực của anh yếu thì quyền bình đẳng tiếp cận cũng yếu đi.

Đứng về mặt cơ hội, nếu doanh nghiệp tư nhân không phát triển thì đầu tư nước ngoài cũng kém đi. Vì họ vào đây là phải có ngành công nghiệp phụ trợ để yểm trợ, nhằm giảm giá thành sản phẩm cuối cùng.

Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc giải quyết vấn đề công nghiệp phụ trợ rất tốt. Nên khả năng bành trướng của các DN cũng tốt hơn.

Điểm vênh tư duy

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: Tôi là người quan tâm đến phát triển DN phụ trợ, tôi thấy buồn vì chúng ta không có định hướng rõ ràng. Vừa rồi tôi đã đọc một bài báo trên Sài Gòn Times. Đọc xong bài báo tôi cũng không hiểu chúng ta có vạch ra được định hướng gì. Ngay Viện trưởng Viện Chiến lược của Bộ Công thương, tác giả bài báo đó, cũng là người có tư duy, nhưng không nêu ra được vấn đề gì.

Để phát triển công nghiệp phụ trợ, có vấn đề liên kết giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì, ai là người đặt ra nhu cầu cho phát triển DN phụ trợ. Chính là DN nước ngoài, họ vào VN  và không tìm thấy ở VN nên phải nhập từ công ty mẹ.

"Chúng ta đang ở giữa một đại công trường của thế giới. Người ta luôn sẵn sàng cung cấp nguyên vật liệu mà chúng ta, ngay cả một cái khuy áo cũng không chế tạo được. Đó là phát triển công nghiệp phụ trợ. Chúng ta không cần làm, cũng không có động lực để tiếp cận." (TS Trần Đình Thiên).

Cần phải có 1 chiến lược tổng thể, bắt đầu từ việc phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ. Làm thế nào có chính sách để đầu tư vào  khoa học công nghệ. Chúng ta phải rất nhanh chóng ban hành các chính sách. Một mặt cần thúc đẩy cổ phần hóa, nhưng mặt khác, cũng có những lĩnh vực mà Nhà nước phải đi đầu, chẳng hạn, có thể lập các quỹ đầu tư mạo hiểm  vào khoa học công nghệ. Nhà nước có thể lập công ty đầu tư, để hỗ trợ phát triển.

Thứ hai, tạo ra kết nối giữa DN trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp phụ trợ theo chiến lược rõ ràng.

Chúng ta có nên làm tất cả không? Chúng ta phải phân lớp ra để lựa chọn những lĩnh vực có lợi thế so sánh để làm trước...

Bộ Công thương rất nên làm điều này. Nếu không, tình trạng nhập siêu sẽ tăng và không có giải pháp hạn chế. Xuất khẩu năm nay 7,7 tỷ đô la hàng dệt may thì cũng phải nhập hơn 5 tỷ nguyên vật liệu. Cứ như vậy thì làm thế nào để giảm bớt nhập siêu trong thời gian ngắn nhất.

 
TS Trần Đình Thiên 
TS Trần Đình Thiên: Đầu tiên phải nói rằng nếu khu vực tư nhân không mạnh thì không có công nghiệp phụ trợ. Những vương mắc cản trở DN tư nhân phát triển phải gỡ từ đây: tiếp cận vốn, đất, thủ tục hành chính. Người ta phải mạnh thì nước ngoài mới đến. Cứ yếu mãi thì  thì nước ngoài sẽ không vào để đặt hàng. Nếu họ cứ yếu thì muốn giao trọng trách cũng không làm được.

Ví dụ  KCX Tân Thuận là KCX điển hình về chia cắt doanh nghiệp trong nước và nước ngoài... Vào đây chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài, xem như khu nước ngoài. Tôi được biết rằng muốn bán sản phẩm công nghiệp phụ trợ vào đây là thuế khác hẳn, coi như xuất khẩu. Trong trường hợp không giải quyết được, trong phạm vi luật VN có thể làm được mà không giải tỏa.

Thứ hai, công nghiệp ôtô và xe máy đã làm bao nhiêu năm mà tỷ lệ nội địa hóa vẫn không thay đổi. Bởi chính sách thuế giữa xe nhập khẩu nguyên chiếc, nhập khẩu phụ kiện và chế tạo trong nước luôn vênh nhau. Câu chuyện ở đây là sự thống nhất giữa Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại còn nhiều điểm vênh, trong tư duy về nội địa hóa. Nếu không kết nối được với nhau thì với cách tiếp cận đô thị hóa của chúng ra rất chênh nhau.

Trong môi trường tự do hóa do WTO mang lại thì doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ ra rìa rất nhanh. Vì chúng ta đang ở giữa một đại công trường của thế giới. Người ta luôn sẵn sàng cung cấp nguyên vật liệu mà chúng ta, ngay cả một cái khuy áo cũng không chế tạo được. Đó là phát triển công nghiệp phụ trợ. Chúng ta không cần làm, cũng không có động lực để tiếp cận. Bàn vấn đề này là cần bàn cả thực lực lẫn cơ chế.

  • VietNamNet (Còn tiếp)

Mưu sinh trong WTO, chúng ta không chỉ cần giáo dục cho người dân về ý thức công dân toàn cầu mà còn là tạo ra cho họ năng lực hội nhập.

Đón đọc kỳ 5: Năng lực hội nhập để mưu sinh trong WTO

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,