221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1019230
TP.HCM: Người giỏi quay lưng khu vực Nhà nước
1
Article
null
TP.HCM: Người giỏi quay lưng khu vực Nhà nước
,

(VietNamNet) – Một năm, 3 Phó Giám đốc Sở lần lượt làm đơn xin từ nhiệm. Cũng trong năm 2007, Viện Kinh tế TP.HCM có tới 20 cán bộ xin nghỉ việc. Hàng loạt các cuộc “ra đi” ở nhiều sở ngành khác trên địa bàn TP.HCM khiến cho câu chuyện “chảy máu chất xám” từ các cơ quan công quyền trở nên nóng bỏng. Lãnh đạo TP.HCM đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về hiện tượng này, nhưng lời giải cho bài toán vẫn còn bỏ ngỏ.

 

>> Bài 1: Khi Ngân hàng nhà nước bị "rút lõi" chất xám

 

Xin nghỉ việc: “nhiều như sung rụng”

Ông Lương Văn Lý, PGĐ Sở đầu tiên của TP.HCM xin từ quan đi làm doanh nhân. Ảnh: Phạm Cường.
Đầu năm 2007, ông Lương Văn Lý, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố, phụ trách mảng đầu tư nước ngoài nộp đơn xin nghỉ việc để mở công ty riêng. Sự kiện tạo nên “dư chấn” trong dư luận vì lần đầu tiên có hiện tượng quan chức từ nhiệm.

Ông Lương Văn Lý được đánh giá cao vì năng lực chuyên môn và kinh nghiệm dày dạn trong công việc. Là chuyên gia công pháp quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tốt nghiệp đại học tại Thụy Sĩ,  trước khi giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, ông từng giữ chức Phó Giám đốc Sở ngoại vụ, là một trong số ít cán bộ của TP thông thạo hai ngoại ngữ tiếng Anh và Pháp. 

Lý do để vị Phó Sở đầy tiềm năng này ra đi, được người trong cuộc giải thích chủ yếu vì thu nhập.

“Lương một phó giám đốc Sở như tôi 2 triệu đồng/tháng, cộng với phụ cấp 500.000 đồng nữa. Không đủ chăm lo gia đình. Tôi không thích làm chân trong chân ngoài”.  

Đồng lương còm cõi đã khiến một cán bộ giàu kinh nghiệm và năng lực, dù vẫn còn trăn trở và tâm huyết với nhiều dự án của TP vẫn quyết “dứt áo ra đi” để lập một công ty tư vấn DN.

Tuy nhiên, ông Lương Văn Lý không phải là người duy nhất tạo nên dòng chảy ngược: từ quan làm doanh nhân. Cùng năm, hai người đồng nhiệm của ông, ông Lê Nhật Tân, Phó Giám đốc Sở Du lịch và ông Lê Văn Công, Phó Giám đốc Sở Thương mại cũng nộp đơn xin thôi việc.

Riêng các cán bộ cấp phòng tại các sở ngành xin ra đi nhiều tới mức có người đã ví von “nghỉ nhiều như sung rụng”.

Sau ông Lý, hai phó Phòng Xúc tiến đầu tư của Sở KH-ĐT cũng xin nghỉ việc. Hai người này đều bảo vệ luận án tiến sĩ ở nước ngoài và được lãnh đạo sở đặt nhiều kỳ vọng trong công tác chuyên môn.

Đặc biệt, Viện Kinh tế TP.HCM, cơ quan đầu não đầu não nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP các chính sách phát triển kinh tế của TP, có tới 20 cán bộ nộp đơn xin thôi việc.

Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 1, Sở GTCC, trong năm 2007 có đến 33 người nghỉ việc, trong đó có đến 27 chuyên viên là kỹ sư cầu đường có thâm niên. Đa phần do thu nhập thấp trong khi áp lực công việc quá cao.

Hầu hết những cán bộ khi rời nhiệm sở, nếu không mở công ty riêng thì ngay lập tức cũng được các doanh nghiệp, tổ chức nước ngòai hay tư nhân “trải thảm đỏ” mời chào với mức lương hàng ngàn USD.

Trịnh Ngọc Bảo là thủ khoa khoa địa chất và dầu khí, Trường ĐH Bách Khoa, khoá 1996 - 2001, với số điểm tổng kết trên 9,0. Được giữ lại trường làm giảng viên, nhưng sau 3 tháng, Bảo xin nghỉ và đầu quân cho Công ty dầu khí Nhật - Việt tại Vũng Tàu với mức lương 2.000 USD/tháng, mức lương phổ biến của khu vực này. Bảo giải thích: Với hệ số 2,34, lương của một giảng viên trẻ chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng, rất khó khăn.

 

Không chỉ là chuyện cơm áo, gạo tiền

 

Thế nhưng, thu nhập thấp không hẳn là nguyên nhân chính gây nên “làn sóng ra đi” ở TP.HCM. Môi trường làm việc và chính sách dùng người nhiều bất cập đã khiến những cán bộ giỏi, tâm huyết, sau nhiều năm cống hiến cảm thấy nản lòng.

 

“Tôi thích môi trường mới vì được phát huy hết khả năng chuyên môn của mình, dù áp lực công việc nặng hơn. Đơn giản vì tôi không muốn làm việc theo kiểu “sáng cắp cặp đi, chiều cắp cặp về!”- chị Thanh T., từng là cán bộ Viện Kinh tế TP.HCM, hiện đang làm chuyên gia cho Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) nói.

 

Nghi ngại về môi trường làm việc của khu vực Nhà nước là tâm lý của nhiều người. 

 

Nguyễn Hà Trang, sinh viên khoá 1997 - 2001, Trường ĐH Giao thông - Vận tải TP.HCM, từng đoạt giải thi Olimpic sinh viên, đã bỏ việc tại một công ty tư vấn Nhà nước nói rằng: “Khu vực Nhà nước, có thể do không phải chịu sức ép cạnh tranh, nên quản lý nhân lực không khắt khe, dẫn tới khó phát hiện, cất nhắc, đãi ngộ từng cá nhân xác đáng. Chúng tôi thường hát vui về tình trạng cứ người làm việc lâu năm thì được đãi ngộ tốt hơn người làm việc ít năm, bất kể năng lực: Ngày xưa em như chim sáo sống lâu năm em lên đại bàng".

 

"Mặt khác, trong môi trường Nhà nước, người ta hay tâm niệm phải xây dựng mối quan hệ với cấp trên tốt bằng mọi cách. Điều này không hợp với tôi, trong khi mức lương tại đây lại thấp, nên tôi xin nghỉ", Trang giải thích.

 

Võ Nhật Vinh từng là sinh viên chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao của ĐH Bách khoa TP.HCM khoá 2000 - 2005, sinh viên cao học ĐH Mỏ quốc gia Pháp. Có kết quả học tập rất cao, được giữ lại trường, nhưng nhìn cảnh các giảng viên trẻ nhận mức lương rất thấp, bản thân lại vướng chuyện lý lịch không thật tốt, khó tiến thân, Vinh quyết định đầu quân cho ĐH Mở TP.HCM. Đây là nơi giảng viên sớm được đứng lớp, với mức thu nhập cao hơn nhiều so ở trường công.

 

PGS.TS Nguyễn Minh Hoà, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đô thị và cộng đồng, nhận xét: Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm người tài của TP.HCM chưa tốt, chẳng hạn nhiều cơ quan chỉ lấy người có hộ khẩu TP, trong khi nhiều người ở nơi khác đến rất có năng lực; một số vị trí, chẳng hạn trưởng khoa ở trường đại học, nhất định phải là Đảng viên.  

  • Phạm Cường
     
    Theo bạn, có thể giữ chân người tài bằng gì?
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,