221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1027136
"Đảo là nhà, biển cả là quê hương"
1
Article
null
'Đảo là nhà, biển cả là quê hương'
,

(VietNamNet) - "Đảo là nhà, biển cả là quê hương" - Đó là câu nói được những người lính Trường Sa nhắc đi lại nhiều lần trong cuộc trực tuyến ngắn trước khi tàu rời đảo Nam Yết, điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến hành trình trao quà Tết Trường Sa của tàu HQ936, VietNamNet đã chứng kiến một cuộc hội ngộ đất liền - đảo xa, mẹ và con; người ra đi và người ở lại đầy xúc động

Mời quý vị nghe cuộc trực tuyến tại đây

"Đảo là nhà, biển cả là quê hương"

Phóng viên Hà Trường: Chúng tôi đang có mặt tại đảo Nam Yết, cách đất liền gần 300 hải lý, đảo Nam Yết như một cánh cung hướng ra phía Biển, nhưng cũng là điểm đòn gánh giữa trên quần đảo Trường Sa, nằm ở vĩ độ 10 độ, 10 phút 45 Bắc, 114 độ 22 phút Đông.  Đây là hành trình cuối cùng trong chuyến thăm Trường Sa của chúng tôi.

Có mặt tại buổi giao lưu có Thượng tá Ngô Văn Cải, nguyên đảo trưởng đảo Nam Yết. Anh Cải vừa bàn giao công việc trưởng đảo để trở về đất liền ăn tết Mậu Tý sau hai năm làm việc trên đảo.

Làm cọc tiêu cho tàu cập đảo. Ảnh: Phạm Tuấn
Vị khách mời thứ hai là trung tá Phạm Văn Hòa, người vừa từ đất liền ra nhận nhiệm vụ trưởng đảo. Người thứ ba là hạ sĩ Nguyễn Mậu Trường. Anh là một câu chuyện dài của đảo này. Tên của anh chưa chắc đã nhiều người nhớ, nhưng trong số 63 chiến sỹ nằm lại để bảo vệ hòn đảo này, vào sự kiện tháng 3 năm 1988, hẳn không ai quên được cái tên Nguyễn Mậu Phong, cha của Trường.

Chúng tôi bắt đầu câu chuyện với Thượng tá Cải: Thưa anh, được biết anh đã có hai năm làm việc trên đảo. Nhiều sự kiện đã diễn ra trong suốt thời gian này nhưng câu chuyện nào làm anh nhớ nhất?

- Thượng tá Ngô Văn Cải: Tôi là một trong những người thế hệ sau. Đi sau, chúng tôi xác định xây đảo là một nhiệm vụ quan trọng nhất. Chúng tôi đã được Đảng, lãnh đạo giao nhiệm vụ xây dựng Nam Yết thành một điểm đảo quan trọng, đặc biệt. Tôi rất tin vào những việc đã làm.

- Về với gia đình, câu chuyện nào anh sẽ kể con nghe?

- Thượng tá Ngô Văn Cải: Tôi sẽ nói với con tôi là bất kỳ ở môi trường nào, hoàn cảnh nào, bản thân cũng phải phấn đấu vươn lên và tổ chức mọi công việc của bản thân, tập thể đảm bảo tốt nhất.

- Ấn tượng tôi nhìn thấy rõ là hơn một tấn đất phải chuyển từ đất liền ra, để khắc phục việc nhiễm mặn sau bão?

- Thượng tá Ngô Văn Cải: Thời tiết của Nam Yết cũng giống như những nơi khác. Chúng tôi cố gắng dùng đất chở từ đất liền ra để trồng cây xanh trên đảo. Thực ra cũng không cần thiết. Vì cải tạo đất ở đây cũng đã đủ cho chúng tôi trồng cây, trồng rau.

- Có thể thành quả lao động đó chính là hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy khi đi ra đảo, đó là Nam Yết như một làng quê yên tĩnh nằm giữa biển Đông. Trong tâm trạng về đất liền đón Tết, anh nhắn nhủ gì cho đồng đội?

- Thượng tá Ngô Văn Cải: Chúng tôi đã xây dựng đảo trong một thời gian dài và thực hiện trách nhiệm của mình. Thực ra, ở lại cũng không khác nhau. Về đất liền, là tình cảm với đất liền. Ở lại đảo lại là tình cảm với cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Ở đâu cũng là tình cảm với Tổ Quốc.

Sóng gió không khuất phục được ý chí chúng tôi

- Lính đảo có một câu khẩu hiệu:  "Đảo là nhà, biển cả là quê hương".  Tiếp theo là câu chuyện với anh Phạm Văn Hòa, anh có thể kể về quá trình anh là một chiến sĩ của Trường Sa và bây giờ đang là một sĩ quan của Trường Sa, là chỉ huy của Nam Yết?

Sóng gió không khuất phục được ý chí lính đảo. Ảnh: Phạm Tuấn
- Trung tá Phạm Văn Hoà: Đảo là một phần máu thịt của tổ quốc. Từ thời Lạc Long - Âu Cơ đẻ 50 con lên rừng, 50 xuống biển. Chúng tôi kế thừa được truyền thống đó. Những người cũ từng xây dựng đảo và những người lính bây giờ. Bao nhiêu tầng lớp cha anh đã giữ vững truyền thống. Không những thế, còn phải xây dựng vững mạnh hơn, để xứng đáng với cha ông.

- Nghe cái tên Nam Yết, chúng tôi chỉ biết nó là một đảo thuộc Trường Sa?

- Trung tá Phạm Văn Hoà: Thực chất mà nói, Nam Yết là 1 đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Những người dựng đảo đã mang cây, đất từ đất liền ra. Là một đảo mà cảnh quan môi trường luôn được xây dựng, được cả cán bộ chăm lo, cống hiến, xem như quê hương thứ hai. Tất cả hơi ấm đất liền đều mang ra đảo, nhành cây, trái ngọt. Nam Yết luôn được tôn vinh và chăm lo. Vì nó là mảnh đất thiêng liêng cho Trường Sa.

- Là một sĩ quan hải quân, anh có câu chuyện gì gắn với đời lính không quên được, nhất là kỷ niệm với Trường Sa?

- Trung tá Phạm Văn Hoà: Sống ở đây, kỷ niệm của tôi rất dồi dào. Sống ở đây mới thấy tình cảm rất thiêng liêng. Chúng tôi xác định, sống giữa biển, hòa nước biển chén rượu ngọt ngào, mọi người sống chan hòa. Lúc thực hiện nhiệm vụ, phải phân biệt trên dưới nhưng khi sinh hoạt với nhau, đó là tình đồng đội, tình anh em.... cha chú.

- Những gì đã chứng kiến cho tôi hiểu tình cảm đại gia đính giữa biển Đông. Nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn. Vậy trong những gì mà đất liền có thể gửi cho Trường Sa, theo anh còn thiếu gì?

- Trung tá Phạm Văn Hoà: Như các anh cũng đã  hiểu, đồng bào chiến sĩ cả nước cũng hiểu, Trường Sa bốn mùa sóng gió. Nếu có một cơn bão đi qua, Trường Sa phải gánh chịu hết. Là những thiệt thòi. Nhưng sóng gió không khuất phục được ý chí. Cây xanh tàn, chúng tôi trồng lại. Muốn gửi gắm rằng Trường Sa luôn là lá chắn tuyệt vời, vững chắc cho hậu phương phát triển kinh tế.

Chào nhé, hơi ấm đất liền! Ảnh: Phạm Tuấn
- Là người cha, người chồng, tết mọi năm được xum vầy. năm nay đón Tết trên đảo, nếu có một lời nhắn cho gia đình, anh muốn gửi điều gì?

- Trung tá Phạm Văn Hoà: Năm năm công tác, 4 năm tôi đón Tết trên đảo. Tình cảm gia đình, tình anh em đồng đội đều quý như nhau. Không được đón tết với gia đình thì còn đồng đội. Tôi cũng san sẻ tình cảm với đồng đội như với gia đình. Cũng mứt Tết, cũng bánh chưng, hoa đào... Tôi tạo dựng hình ảnh trên Trường Sa một cái Tết đất liền thu nhỏ. Vợ con tôi cũng hãnh diện vì điều đó. Không thể trách chồng, cha đi công tác đảo xa.

Cuộc hội ngộ giữa hai mẹ con

- Với hạ sỹ trẻ Nguyễn Mậu Trường, anh vừa có một ngày đầu tiên trên đảo Nam Yết. Lần đầu tiên đón Tết xa nhà, Trường thấy thế nào?

- Nguyễn Mậu Trường: (xúc động không nói được gì)

- Là chiến sĩ trẻ nên hẳn Trường còn dễ xúc động. VietNamNet đã chuẩn bị một cuộc liên lạc để kết nối với Quảng Bình, nơi mẹ Trần Thị Liễu của em đang ngóng tin con. Xin hỏi đầu cầu Quảng Bình đã sẵn sàng?

Phóng viên VietNamNet:  Tôi hiện đang ở nhà mẹ Liễu.

- Phóng viên Hà Trường: Tôi đang ngồi với  con trai chị Liễu. Xin chị gửi lời gì cho con?

-

Chị Liễu đang lần giở những kỷ vật của người chồng Nguyễn Mậu Phong.
Chị Trần Thị Liễu: Mẹ ở nhà rất khỏe, mẹ rất tự hào vì con đang đứng trên mảnh đất cha mình đã ngã xuống. Tết con không về, mẹ chúc con ở lại đơn vị ăn tết mạnh khỏe, vui mà không quên nhiệm vụ.

- Nguyễn Mậu Trường: Con muốn chúc mẹ ăn tết vui và hạnh phúc.

- Phóng viên Hà Trường: Câu chuyện Nguyễn Mậu Trường rất xúc động. Em từng mơ đi qua đảo nơi người cha Nguyễn Mậu Phong đã ngã xuống để thắp cho cha một nén hương. Còn chị Liễu cũng nói rằng đây là tết đầu tiên sau 20 năm gia đình được xum họp. Người con trai cả đang cùng với hương hồn cha ngoài đảo xa.

Tết đến, xuân về, anh chỉ biết chúc mẹ một cái tết vui vẻ. Với Trường Sa, chúng tôi đã rất gần, ở ngay đây. Nam Yết giờ đang mưa. Hành trình về với đất liền sẽ khó khăn vì biển động. Nhưng như vậy là Nam Yết lại sẽ có thêm nước dự trữ cho một cái tết an lành. Chúng tôi đang chuẩn bị xuất phát về trở về đất liền

Nhân dịp năm mới, phóng viên VietNamNet chúng tôi xin chúc các chiến sĩ đảo Trường Sa ăn tết vui vẻ, luôn chắc tay súng bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền của tổ quốc. Chúc các anh mạnh khỏe!

  • VietNamNet 

 

  • VietNamNet

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,