221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1028246
Cả nhà đoàn tụ...
1
Article
null
Sau cuộc trực tuyến Trường Sa - Quảng Bình:
Cả nhà đoàn tụ...
,

 Cuộc trực tuyến Hà Nội - Trường Sa - Quảng Bình với những nhân vật đặc biệt đã mang lại những hiệu ứng đặc biệt. Chị Trần Thị Liễu, mẹ của tân binh đặc biệt Nguyễn Mậu Trường, người vợ liệt sỹ tại Quảng Bình không cầm được nước mắt khi nghe tiếng con trai, từ biển cả...

>> Hồi ức Trường Sa và tân binh đặc biệt
>> Người mẹ lính Trường Sa: "Nơi quê nhà vẫn ngóng theo con"
>> Trực tuyến với Trường Sa và hậu phương Quảng Bình 

Khó có thể nói hết nỗi xúc động của chị Trần Thị Liễu khi nghe tin con trai mình đã ra đến đảo Nam Yết – nơi cậu nhận nhiệm vụ của một người lính.

Mẹ, ông bà nội và chú ruột Nguyễn Mậu Trường chăm chú nghe cuộc trực tuyến qua điện thoại từ Trường Sa. Ảnh: Ngọc Lan


Nơi đầu sóng ngọn gió của Trường Sa ấy, Nguyễn Mậu Trường lại mang về cho chị một món quà tinh thần to lớn: Cậu đã đến được nơi người cha của mình nằm lại, được thắp nén nhang cho cha, được nói với cha rằng mẹ và chúng con nhớ cha lắm…

Trong căn nhà nhỏ ở thôn Hiển Lộc, cả gia đình chị Trần Thị Liễu đang ngồi quây quần để được nghe tiếng nói của Nguyễn Mậu Trường từ đảo Nam Yết - Trường Sa.

Sự xúc động của chị Liễu như lan sang cả ông bà nội của Trường. Và ngay cả người chú của Trường – Nguyễn Mậu Vĩ – một quân nhân cũng không ngăn được dòng nước mắt khi kể chuyện về những ngày thơ ấu của hai anh em Trường – Xuân.

Chị Trần Thị Liễu khi nhớ con lại giở thư của cả hai anh em Trường, Xuân ra đọc. Ảnh: Ngọc Lan
Chị Trần Thị Liễu khi nhớ con lại giở thư của cả hai anh em Trường, Xuân ra đọc. Ảnh: Ngọc Lan

Trong lúc chờ đợi, cả nhà lại nhắc đến Nguyễn Tiến Xuân đang học tập ở Khánh Hoà. Chị Liễu cứ xuýt xoa, giá thằng Xuân về sớm chút nữa, được nghe chuyện của ba, của anh ở ngoài đảo thì nó mừng phải biết.

Rồi chị tỉ mẩn lại đọc lại lá thư mà Trường và Xuân viết cho ba trong những đêm dài không ngủ. Có lẽ đó là động lực để hai anh em cùng tình nguyện viết đơn xin được trở thành người lính hải quân Việt Nam.

Trong đơn tình nguyện, Trường và Xuân đã viết: “Chúng cháu muốn được trở thành người lính như ba cháu, được xung phong nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc…”. Chị cười trong dòng nước mắt: Vậy là chúng đã khôn lớn, đã thành người rồi…

Nối với đầu cầu Trường Sa. Những câu chuyện nơi hải đảo xa xôi làm chị không cầm được nước mắt. Chị lặng lẽ khóc không thành tiếng khi nghe kể về chiến công của chồng và đồng đội anh. Đó là tiếng khóc tự hào của người phụ nữ Việt Nam có chồng hi sinh vì tổ quốc. Và nay, Trường – người con trai của chị lại tiếp tục cầm súng để bảo vệ vùng biển ấy.

Chị nói rằng, điều chị mong muốn là Trường, đứa con trai của chị sẽ cống hiến hết mình cho đất nước. Gia đình đã “đoàn tụ”, nhưng chị muốn Trường hãy đừng quên nhiệm vụ của một người công dân, một người lính. Con hãy luôn vững tin vì ở đất liền đã có mẹ, có em Xuân; ở Trường Sa có ba, có đồng đội ở bên… Trường Sa bây giờ không còn xa xôi nữa…

Bàn tay chị run run bám vào tay tôi khi nói với con trai của mình những điều nhắn nhủ từ trái tim ấy. Trong hơi ấm và nét run rẩy của đôi bàn tay chị, tôi cảm nhận được niềm tin của một người mẹ, khi biết rằng, những đứa con của chị đã trưởng thành…

  • Ngọc Lan
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;