221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1038341
Quy trách nhiệm nếu dự toán ngân sách quá chênh thực thu?
1
Article
null
Quy trách nhiệm nếu dự toán ngân sách quá chênh thực thu?
,

 - Bàn về phân bổ số vượt thu ngân sách trung ương năm 2007, sáng nay (27/2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) lo lắng về tình trạng kéo dài từ nhiều năm: Dự toán rất thấp so với số thực thu. 

Tăng thu ngân sách chủ yếu nhờ đất đai

Trình bày với UBTVQH, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, dự toán thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2007 do Quốc hội quyết định là 281.000 tỷ đồng. Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo số ước thu cả năm vượt 6.000 tỷ. Và kết quả thực hiện vượt trên 34.000 tỷ so với dự toán. 

Mô tả ảnh.
Số kinh phí lĩnh vực giáo dục đào tạo chi không hết năm 2007: trên 46 tỷ đồng. Ảnh: LAD

"Số vượt thu tập trung chủ yếu vào các khoản ngân sách địa phương được hưởng 100%, trong đó các khoản về nhà và đất vượt gần 15.800 tỷ đồng so với dự toán, chiếm đến 70,1% số vượt thu nội địa, nhiều hơn 12.200 tỷ so với báo cáo Quốc hội", ông Ninh nói.

Bộ trưởng Tài chính lý giải, điều này chủ yếu "do thị trường bất động sản tăng mạnh vào cuối năm".

Trong khi đó, thu từ kinh tế quốc doanh lại thấp hơn đến trên 3.500 tỷ đồng so với dự toán. Ông Ninh nêu các nguyên nhân: Giảm thu đối với sản xuất, kinh doanh khí thiên nhiên; Cục Dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất cơ bản, dẫn đến giảm thu từ chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước; các ngân hàng thương mại nhà nước tăng trích lập quỹ dự phòng rủi ro, và cuối cùng là giảm thu thế thu nhập doanh nghiệp.

Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận định "tình trạng thu NSNN vẫn chưa bền vững" và đề nghị Chính phủ "giải trình rõ vấn đề này".

Cần xem xét trách nhiệm cá nhân

Số kinh phí chưa sử dụng năm 2007: 522,7 tỷ đồng. 

Chi cho khoa học công nghệ còn lại hơn 182 tỷ đồng, giáo dục - đào tạo: hơn 46 tỷ, y tế hơn 119 tỷ, văn hóa thông tin gần 117 tỷ, môi trường hơn 25 tỷ.

Trước việc lặp lại tồn tại của những năm trước "dự toán đều rất thấp so với số thực thu", Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận lo lắng: "Nguyên nhân chủ quan của tình trạng này là gì? Trình độ cán bộ của ta không thể tính toán chính xác hay có sự cố tình tính toán thấp để có lợi cho cả địa phương lẫn Trung ương? Có hay không chuyện mỗi nơi xẻ một tí "bát cơm" để tạo cơ chế xin - cho?". Ông cho rằng, nếu câu trả lời là "có" thì phải "sửa một cách nghiêm túc Luật Ngân sách".

Ông Thuận cũng bức xúc trước việc một số lĩnh vực như giáo dục, y tế luôn "kêu" thiếu tiền, nhưng thực tế lại không chi hết ngân sách được phân bổ. 

"Giáo dục, y tế để lại cả trăm tỷ đồng, Quốc hội cân nhắc từng tí để chia ngân sách cho các ngành. Chúng ta cần xem xét ai phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, kiểm điểm hết sức rõ ràng chứ không thể cho qua, tự thỏa mãn như hiện nay", ông Thuận nói.

Về việc dự toán thừa, chi không hết, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh thừa nhận "có yếu kém trong dự báo và trong triển khai thực hiện".

Cũng trong sáng 27/2, UBTVQH đã thảo luận kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2008. Dự kiến, tổng số vốn 37.000 tỷ đồng sẽ được đầu tư cho các dự án giao thông, thủy lợi, nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học...

  • Vân Anh 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>