221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1038649
Bộ trưởng Nội vụ: Đang tìm hiểu lượng công chức bỏ NN
1
Article
null
Bộ trưởng Nội vụ: Đang tìm hiểu lượng công chức bỏ NN
,

 - "Bộ Nội vụ đang làm rõ thực chất số lượng cán bộ, công chức Nhà nước (CBCC) chuyển từ khu vực công sang khu vực tư nhân. Chúng tôi sẽ đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền quyết định chế độ, chính sách phù hợp để động viên CBCC làm việc cho cơ quan Nhà nước". Bộ trưởng Trần Văn Tuấn trả lời báo chí bên lề phiên thảo luận của UBTVQH về dự thảo Luật Công vụ.

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn. Ảnh: VA
Người giỏi sang khu vực tư cũng có mặt tích cực

- Thưa Bộ trưởng, thời gian gần đây, hiện tượng chảy máu chất xám ở nhiều cơ quan Nhà nước được báo chí phản ánh và dư luận quan tâm rất nhiều. Bộ Nội vụ có đề xuất giải pháp nào cho Chính phủ?

Chúng tôi đang nắm lại thực chất số CBCC chuyển từ khu vực công sang khu vực tư bao nhiêu cụ thể để làm rõ vấn đề này. Điều chính là thông qua trách nhiệm của mình, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền, quyết định chế độ, chính sách cho phù hợp để động viên CBCC làm việc cho cơ quan Nhà nước, phát huy năng lực và sở trường, yên tâm công tác hơn.

- Tựu chung lại, nguyên nhân ra đi của các cán bộ, kể cả những người có chức vụ rất cao như vụ trưởng, phó giám đốc sở, là lương bổng và môi trường làm việc. Ý kiến của Bộ trưởng?

Về thu nhập thì chúng tôi đã nói ở nhiều diễn đàn, kể cả trước Quốc hội, rằng chúng ta đang thực hiện cải cách tiền lương nhưng cải cách phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế và điều kiện kinh tế cho phép. 

"Một số người ra khu vực tư làm việc có điều kiện đóng thuế tốt, góp phần cho phát triển kinh tế đất nước, thì cũng bổ trợ cho việc giải quyết chính sách cho khu vực công".

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn

Trong lộ trình cải cách đó, sẽ từng bước nâng dần lương đội ngũ công chức lên. Nhưng mặt khác, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có những đơn vị có quyền chủ động hơn trong việc bố trí sắp xếp lương, vì vậy có những người thấy được đáp ứng ở khu vực tư thì họ chuyển sang. 

Chúng ta mong muốn người giỏi làm ở khu vực công, nhưng cũng có một thực tế là chúng ta đang động viên các thành phần kinh tế cùng phát triển. Cho nên một số người ra khu vực tư làm việc có điều kiện đóng thuế tốt, góp phần cho phát triển kinh tế đất nước, thì cũng bổ trợ cho việc chúng ta giải quyết chính sách cho khu vực công.

- Còn về môi trường làm việc, Bộ Nội vụ nghĩ đến giải pháp nào?

Trong dự Luật Công vụ, Chính phủ cũng đề ra những quy định cụ thể về chính sách nhà ở, điều kiện, môi trường làm việc để công chức có điều kiện làm việc tốt, phục vụ lâu dài cho Nhà nước.

Không thể nóng vội trả lương cao cho công chức

- Ông nói làn sóng di chuyển công chức từ khu vực công sang tư có mặt tốt, nhưng đặt vấn đề ngược trở lại là khu vực công là nơi hoạch định chính sách. Nếu không có người giỏi ở khu vực công thì có phải là điều đáng lo ngại không?

Đó là điều phải suy nghĩ, nhưng chúng ta không thể nóng vội trong một thời gian mà có thể nâng lương cho cán bộ cao hơn hẳn khu vực tư nhân được. Mong muốn là như vậy nhưng đi liền với nó là một loạt cơ chế, chính sách và quan trọng nhất là phải phát triển kinh tế.

Chúng ta phải trả lương cho cán bộ công chức trên cơ sở kinh tế của chúng ta phát triển. Như thế mới bền vững.

- Điều này có vẻ nghịch lý: Chúng ta cần đội ngũ cán bộ, công chức giỏi để ban hành chính sách hợp lý, phục vụ phát triển kinh tế, nhưng lại đợi phát triển kinh tế rồi tăng lương cho cán bộ?

Không phải chúng ta ngồi đợi mà không làm gì. Chúng ta có làm, nhưng phải có lộ trình. Ví dụ tiến trình cải cách tiền lương, từ 2009 chúng ta sẽ nghĩ đến việc nâng lương, phụ cấp cho công chức hành chính. Sẽ nâng dần lên để khuyến khích những cán bộ có năng lực vào làm việc ở khu vực này.

- Ông nhận định thế nào về ý kiến cho rằng cơ quan Nhà nước hiện nay khó tuyển được người giỏi, tuyển được rồi thì khó giữ chân họ?

Thực ra những nhận định đó cũng chỉ là nhận định của cá nhân một vài người chứ chưa phải là tổng kết có tính khảo sát cẩn thận về mặt khoa học. 

Chúng tôi thấy rằng không phải hiện nay các cơ quan Nhà nước không tuyển được người giỏi đâu. Rất nhiều người giỏi có năng lực vẫn muốn vào làm cơ quan Nhà nước. Và không phải người giỏi nào cũng đều ra ngoài làm cả. Có một bộ phận thôi. 

Ngoài thu nhập, người ta còn có lý tưởng, có trách nhiệm với Nhà nước. Rất nhiều người tài năng vẫn làm việc ở cơ quan Nhà nước. Người làm quản lý như tôi suy nghĩ rằng, điều quan trọng là thế nào để động viên được họ, đừng để khai thác quá nhiều nhiệt tình của họ, mà phải quan tâm, đãi ngộ cho phù hợp hơn. 

- Xin hỏi Bộ trưởng câu cuối cùng: ông nghĩ gì khi lương cơ bản mới tăng hai tháng nay nhưng chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6%?

Đó không phải là điều mà chúng tôi mong muốn. Chúng ta phải tìm các giải pháp khắc phục thách thức này trong điều hành kinh tế. 

  • Vân Anh


 

 


,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,