221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1055009
Mở rộng Hà Nội: "Bước đầu chấp nhận bộ máy phình to"
1
Article
null
Mở rộng Hà Nội: 'Bước đầu chấp nhận bộ máy phình to'
,

 - Trả lời phỏng vấn của VietNamNet bên lề cuộc giao ban giữa Thường trực Chính phủ với Hà Nội sáng nay (16/4), Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn cho hay: Bước đầu phải chấp nhận bộ máy "phình to" sau khi mở rộng địa giới Hà Nội, đồng thời sẽ bảo lưu phụ cấp chức vụ cho những người không còn giữ chức vụ cao như trước khi sáp nhập.

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn: "Chọn người đã qua quá trình đào tạo, có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức". Ảnh: VA 
"Cần sự nhường nhịn"

- Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến của ông về tâm lý lo lắng của một số cán bộ Hà Tây rằng sau khi hợp nhất Hà Tây với Hà Nội, họ sẽ chỉ được làm cấp phó? 

Tâm lý lo lắng đó là có thật và đúng thôi. Thực tế là sáp nhập hai địa phương vào thì phải có người làm trưởng, người làm phó. Đó là tất yếu, không khác được.

Vấn đề này sẽ được lãnh đạo Thủ đô sau khi sáp nhập bàn kỹ. Đội ngũ lãnh đạo Thủ đô mới sẽ bao gồm cả Hà Nội (cũ) và Hà Tây, chứ không phải riêng Hà Nội tự sắp xếp cho Thủ đô mới. 

Ở đây, chúng ta không đặt vấn đề tỉnh to hay tỉnh nhỏ mà là trách nhiệm chung. Vậy chọn ai phù hợp? Theo tôi là chọn người đã qua quá trình đào tạo, có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức để có thể đáp ứng được công việc. 

Tuy nhiên, trong quá trình sáp nhập, cũng phải sắp xếp, chia sẻ, nhường nhịn mang tính tương đối chứ “cưa đứt, đục suốt” thì rất khó. Vì sự nghiệp chung và tính ổn định thì rất cần các yếu tố này vì đây là việc lớn tiến tới lộ trình 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nếu tư tưởng đội ngũ cán bộ thông suốt, bố trí đồng bộ mới tạo được bước tiến mới cho Hà Nội đi lên.

- Đ tuyển chọn cán bộ một cách dân chủ, công khai, Bộ Nội vụ có nghĩ đến việc tạo ra cạnh tranh lành mạnh không, ví như ứng viên phải trình bày đề án phát triển ngành của mình chẳng hạn?

Việc thi tuyển chỉ là một phần của công tác cán bộ. Khả năng của cán bộ để có thể đánh giá toàn diện lại phụ thuộc nhiều mặt khác mà thi tuyển chưa thể hiện được hết. Ví dụ, quá trình công tác, khả năng đào tạo, kinh nghiệm công tác... 

Người kinh qua nhiều vị trí, địa bàn khi vào việc sẽ điều hành tốt hơn. Rồi còn phải xem xét năng lực thực tiễn. Thi tuyển không cẩn thận có khi lại chỉ tuyển được người thuộc bài mà chưa chắc đã làm tốt công việc. Vì vậy phải chọn lựa cẩn thận, xem xét quá trình họ được đào tạo, công tác thực tế thời gian qua ra sao, kinh nghiệm thế nào kể cả phẩm chất, năng lực. 

Lãnh đạo thành phố sẽ phải bàn, nhận xét cán bộ. Lãnh đạo Hà Tây cũng thế, phải nhận xét đúng cán bộ của mình để thành phố chọn ra được cán bộ phù hợp. 

Không thể giảm ngay số cán bộ, công chức

- Sau khi mở rộng địa giới Hà Nội, liệu các cơ quan sẽ " phình to" ra?

Thực tế các bộ cũng đã xảy ra điều này sau khi sáp nhập. Hà Nội cũng thế, bước đầu ta phải chấp nhận, nhưng sẽ sắp xếp dần. Nhưng cũng phải thấy rằng Hà Nội rộng hơn cũng cần nhiều cán bộ hơn, ngoài ra phải chú ý sắp xếp cán bộ chứ không bỏ ra ngoài ngay được.

Bộ trưởng có nghĩ đến phương án vận động cán bộ, nhất là cán bộ trẻ chuyển sang làm ở khu vực khác, có thể là tư nhân, để bộ máy bớt cồng kềnh không?

- Đó chính là một trong những giải pháp mà chúng tôi có tính đến trong nội dung luân chuyển, bố trí cán bộ.

- Nếu cấp trưởng như giám đốc sở không còn giữ chức vụ cũ mà chuyển xuống làm phó thì chế độ phụ cấp chức vụ của họ sẽ như thế nào?

Chính sách của ta là bảo lưu chế độ phụ cấp. Những người đang giữ chức trưởng nhưng do sáp nhập mà trở thành phó sẽ vẫn được hưởng nguyên chế độ phụ cấp cũ.

  • Vân Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;