221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1056733
Trong thời gian ngắn TP.HCM đã tiêu tốn 1.455 tỉ đồng
1
Article
null
Đề án hậu cai nghiện:
Trong thời gian ngắn TP.HCM đã tiêu tốn 1.455 tỉ đồng
,

 - "Việc tập trung quản lý người nghiện theo Nghị quyết 16 là mô hình mới, thể hiện tính nhân văn nhưng khoản tiền bỏ ra quá lớn, trong khi hiệu quả chưa cao", Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phát biểu, trong phiên thảo luận chiều nay (21/4) về đề án thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.

Tái nghiện: 6% hay 80%?

Mô tả ảnh.
Tại TP.HCM, đầu tư cơ sở vật chất cho mỗi học viên sau cai nghiện là 7 - 8 triệu đồng/5 năm. Ảnh:BN
Đa số thành viên UBTVQH đã đi tới thống nhất, sau 5 năm triển khai, đã đến lúc nên dừng việc thực hiện nghị quyết 16 của Quốc hội về việc cho phép thí điểm tại 7 tỉnh thành tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.

Ngoài TP.HCM là địa phương tiên phong, sáu tỉnh còn lại là Hà Nội, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Bình Dương cơ bản mới bắt tay thực hiện.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài, sau khi "chi" trên 1.222 tỷ đồng (tính cả tiền huy động từ doanh nghiệp là 1.455,1 tỷ - PV), trong đó 460 tỷ đầu tư xây dựng cơ sở cai nghiện và quản lý sau cai, đã có 32 nghìn người được đưa vào các cơ sở sau cai nghiện. 13.771 người sau đó đã tái hòa nhập cộng đồng với 83% trở về địa phương, số còn lại về làm việc tại cụm công nghiệp Nhị Xuân.

Số tái nghiện, theo báo cáo của phường xã, sau 3 - 6 tháng trở về, phát hiện được 687 người (gần 6%).  Ông Tài kiến nghị xin tiếp tục được thực hiện cho hết chương trình trong Nghị quyết 16.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng "nếu tính tỷ suất đầu tư từ 7 -8 triệu đồng/một học viên với thời hạn 4 - 5 năm thì không cao so với đầu tư cho các chương trình khác ở thành phố". Bà Ngân kiến nghị QH tiếp tục cho 7 tỉnh thành trên triển khai nốt Nghị quyết 16, vì hiện vẫn còn 6.000 đã được quản lý tập trung nhưng chưa cai nghiện xong.

Cho rằng nên chấm dứt triển khai đề án, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đặt vấn đề: "Mới sau 3 - 6 tháng đã kết luận chỉ 6% tái nghiện thì chưa rõ vì thực tế phải lên tới 90%". Có mặt tại phiên họp, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C17) Vũ Hùng Vương cũng cho rằng, kéo dài thời gian tập trung cai nghiện bắt buộc là hiệu quả nhưng tỷ lệ 6% không có cơ sở vững chắc.

Trích lại báo cáo Chính phủ "70 - 80% số người sau cai nghiện đều tái nghiện", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận khẳng định: "Con số này ở cơ sở còn thấp hơn, chưa kể số người chết, trốn trại. Gia đình nào có con em vướng nghiện coi như hết".

Ông Thuận thẳng thắn: "Cai nghiện tập trung là biện pháp của người giàu, tốn kém lắm. Chưa kể, cai nghiện tập trung là túm lẫn vào một giỏ cả những thành phần mới bắt đầu nghiện với những tay nghiện ma túy kỳ cựu".

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, cách "dứt cơn" hữu hiệu và bền nhất  phải xuất phát từ ý thức, bản lĩnh cá nhân chứ không thể dựa trên sự cưỡng chế đưa vào nơi tập trung. "Ngay như bản thân chúng ta, mỗi ngày chỉ hút dăm ba điếu thuốc lá mà đến 10 năm vẫn còn chưa bỏ được", ông Thuận dẫn chứng.

Luật cho làm ba năm, ngân sách chỉ "kham" được 3 tháng

Khẳng định ngay "cần phải chấm dứt Nghị quyết 16", Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện Trần Thế Vượng phân tích: "Nếu tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 16 hoặc luật hóa theo hướng kéo dài thời gian quản lý tập trung cai nghiện là phải tính tới khả năng chi trả của ngân sách. Như TP.HCM chỉ trong một thời gian ngắn mà tiêu tốn chừng ấy tiền? Chính phủ sẽ phải giải trình như thế nào về vấn đề tài chính? Cân đối ngân sách từ địa phương ra sao?".

Ông Vượng đặt vấn đề, như 12.000 người nghiện ở Sơn La, liệu có đủ tiền để chữa chạy "hậu cai nghiện" như TP.HCM làm?

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đáp lời luôn: "TP.HCM tiền chi như nước, các tỉnh thành chịu chết không theo được". Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc K’so Phước cũng thừa nhận: "Các tỉnh nghe con số 1.455 tỷ là chịu thua. Sơn La càng chịu thua trong khi các địa phương càng khó khăn thì số người nghiện càng đông".

Đồng tình với ý kiến nên chấm dứt ngay Nghị quyết 16, ông Nguyễn Đức Kiên nêu giải pháp: "Sắp tới, việc quản lý người sau cai nghiện nên áp dụng thế nào, thời gian, cách thức ra sao cần có quy định linh hoạt gắn với Luật phòng chống ma túy. Với 6.000 đối tượng đang tập trung sẽ được tiếp tục giữ lại cho đến khi nào Luật phòng chống ma túy có hiệu lực thì sẽ áp dụng theo quy định mới".

Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C17) Vũ Hùng Vương đề xuất nên kết thúc Nghị quyết 16. Những bài học của TP.HCM, ông Vương kiến nghị nên được đưa vào luật sửa đổi một số điều của Luật phòng chống ma túy theo hướng: Duy trì thời gian cai bắt buộc như hiện nay là 1 đến 2 năm, nhưng sau đó có thời gian quản lý bắt buộc tại địa phương từ 1 đến 3 năm. 

Ông Vương thẳng thắn: "Địa phương đều nói cho kéo dài thời gian tập trung sau cai nghiện từ 1 - 3 năm là tốt nhưng rất tốn kém, không đủ sức kham nổi. Như Cao Bằng, luật cho thực thi từ 1 - 3 năm nhưng họ chỉ làm được 3 tháng. Sơn La hiện có 12.000 con nghiện, nhưng cơ sở chỉ chứa đủ cho 2.000 người, để đưa hết vào nơi tập trung đòi hỏi mất 12 năm".

Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai bổ sung: "Không tính TP.HCM có cơ chế riêng, đa số địa phương khác đều chỉ lo kinh phí được 9 tháng".

Bà Mai cũng đề đạt Ủy ban Thường vụ QH báo cáo tất cả những băn khoăn này tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa 12 sẽ khai mạc vào 6/5 sắp tới.

  • Lê Nhung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,