221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1057721
TP.HCM: Định chi 500 triệu USD "kiểm soát" triều cường
1
Article
null
TP.HCM: Định chi 500 triệu USD 'kiểm soát' triều cường
,

 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN - PTNT) vừa trình đề án xây dựng hệ thống thuỷ lợi chống ngập trong hội thảo Chuyên đề về Quy hoạch khu trung tâm và chống ngập tại TP.HCM, sáng 24/4.

Theo bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP.HCM, chi phí cho hệ thống thuỷ lợi chống ngập này khoảng 500 triệu USD.

Đề án có hiệu quả?

Theo Bộ NN - PTNT, có thể mô tả hệ thống thoát nước mưa ở TP.HCM với các cấp khác nhau. Tuyến cấp 1 là những kênh rạch chính hở, cấp 2 là các tuyến cống nhận nước từ hệ thống cấp 3 và tiêu thoát ra tuyến cấp 1 bởi các cửa xả.

Mô tả ảnh.

Thêm một loạt công trình chống ngập được đề xuất xây dựng tại TP.HCM nhưng vẫn gây băn khoăn về hiệu quả. (Ảnh: Trần Duy)

Hiện nay, có thể thống kê trên 200 cửa xả, trong đó có tới trên 100 cửa xả nước ra tuyến Tàu Hũ - Bến Nghé và Kênh Đôi - Kênh Tẻ. Tuyến cấp 3 nhận nước từ tuyến cấp 4 và tháo vào tuyến cấp 2, tuyến ống cấp 4 là phần của hệ thống nhận nước từ các tòa nhà.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa thực sự quan tâm đến tác động của thủy triều và lũ thượng lưu đối với hệ thống cấp 1 khi thiết kế các hệ thống cấp 2, cấp 3 và cấp 4. Việc tác động làm giảm mực nước trên hệ thống cấp 1 có ý nghĩa lớn đối với toàn hệ thống tiêu thoát nước của khu vực.

Kết quả tính toán bằng mô hình thủy lực toàn khu vực cho thấy, trong hoàn cảnh hiện trạng nguồn nước triều xâm nhập vào và rút ra khỏi trung tâm TP từ phía Nam và Tây Nam chiếm khoảng 80% tổng lượng.

Khi tác động giảm mực nước phía Nam TP sẽ đẩy được khu vực giao thoa của các nguồn triều về phía Nam, thậm chí đi xa hơn. Kết quả tính toán và thực tiễn đo đạc, quan trắc đã khẳng định hướng tiêu thoát chính nước mưa cho TP.HCM là về phía Nam TP, qua Cần Giuộc, Cần Đước ra Soài Rạp.

Hệ thống cống kiểm soát mực nước được bố trí trên tuyến đê bao tại tất cả các cửa sông rạch đổ ra sông Sài Gòn, Nhà Bè và sông Vàm Cỏ Đông. Các cống chính là: Rạch Tra, Vàm Thuật, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh...

Hướng thoát nước chính là hướng Bắc - Nam, vì vậy hệ thống trục thoát nước chính được xác định là các kênh theo hướng này. Trục kênh Rạch Tra - Thầy Cai - An Hạ - kênh Chợ Đệm sẽ làm nhiệm vụ tải nước từ vùng trũng TP về phía Nam. Tuyến kênh trục này cần được nạo vét, mở rộng để nâng cao hiệu quả chuyển nước.

Các tuyến kênh cắt qua đại lộ Nguyễn Văn Linh cần được khảo sát kỹ để xác định quy mô nạo vét, mở rộng đảm bảo chuyển hết nước từ khu trung tâm TP từ tuyến kênh Đôi - kênh Tẻ về phía nam.

Cũng theo đề án này, không nên san lấp các "hồ điều tiết" bao gồm các kênh rạch ở phía Nam Sài Gòn và một số khu vực đất trũng để có đủ dung tích dự phòng chứa lượng nước mưa rút ra từ trung tâm TP nhưng lại không tháo ra sông được trong thời gian triều cường.

Ngoài ra, hệ thống đê bao gồm đê ven bờ hữu sông Sài Gòn (kể từ Bến Súc), sông Soài Rạp và bờ tả sông Vàm Cỏ Đông đến tỉnh lộ 824. Tuyến từ Bến Súc đến Vàm Thuật được bố trí theo tuyến đê bao các dự án thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn.

"Đừng để ngộ nhận đến năm 2020 hết ngập"

Mô tả ảnh.

Đến bao giờ người dân thoát khỏi cảnh này?  (Ảnh: IE)

Bộ NN - PTNT kiến nghị: Giai đoạn 1, xây dựng 6 cống lớn tại các vị trí: Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh, Kinh Lộ, Kinh Hàng, Thủ Bộ và cống nhỏ tại các rạch khác, xây dựng tuyến đê bao nối các cống. Nạo vét các kênh trụ thoát nước trung tâm Sài Gòn về phía Nam. Dự tính tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là 4.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 2, xây dựng các cống lớn tại Rạch Tra, Vàm Thuật và các cống nhỏ tại các rạch khác nối liền các tiểu dự án hệ thống thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn. Nạo vét tuyến trục Bắc - Nam. Dự tính tổng mức đầu tư là 2.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 3, xây dựng 4 cống tại Bến Nghé, Tân Thuận, Bến Lức, kênh Xáng Lớn, mở thông cống An Hạ hiện hữu. Xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê bao. Dự tính tổng mức đầu tư là 1.200 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 3, hệ thống khép kín đảm bảo kiểm soát tuyệt đối mực nước trên kênh rạch trong khu vực, ngăn chặn ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng đối với khu vực dự án.

Một số đại biểu HĐND TP tỏ ý băn khoăn về tính khả thi, hiệu quả của đề án.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng: Đây là ý đồ tạo bộ máy khổng lồ khống chế thủy triều, nước mưa. Nhưng không biết lộ trình thực hiện thế nào, nguồn tài chính có đảm bảo không, và hiệu quả chống ngập đến mức nào.

"Đề án nặng về chống ngập úng do thủy triều, ít quan tâm chống ngập úng do nước mưa. Tại TP, nếu mưa trong 2 tiếng dễ gây úng ngập nhiều vùng. Đừng để nhân dân TP ngộ nhận đến năm 2020 hết ngập, vì không lo chống ngập nước mưa, trong khi không bao giờ hết mưa. Phải trước hết chống ngập nước mưa" - đại biểu Phạm Minh Trí góp ý.

  • Phạm Cường

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,