221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1061051
Tổng thanh tra CP: "Không thể nhận quà rồi làm từ thiện"
1
Article
null
Tổng thanh tra CP: 'Không thể nhận quà rồi làm từ thiện'
,

 - "Chính phủ đã có quy định về việc nhận quà tặng và trả lại quà tặng. Không thể có kiểu nhận tiền rồi dùng làm chính sách xã hội". Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Trần Văn Truyền trả lời báo giới bên lề phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội, sáng 6/5 về hai vụ việc liên quan đến Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau và Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng.

Dùng tiền chạy chức, chạy việc, chạy tội

 

Mô tả ảnh.
Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trả lời báo giới (Ảnh: VA)

- Ông nhận định thế nào về trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Lô Ích Giang báo cáo đã nhận 750 triệu đồng biếu xén và đã sử dụng 490 triệu đồng làm từ thiện?

Tiền mà người ta biếu, ông ấy đều đưa cho văn phòng quản lý hết, sau đó lấy chi làm chính sách xã hội, có công khai, ghi chép đàng hoàng. Tôi cũng mới chỉ nghe thông tin như thế.

- Nhưng nếu việc này có thật thì việc nhận tiền rồi làm từ thiện có chấp nhận được không?

Bây giờ trước hết phải kiểm tra kỹ thông tin. Chính phủ đã có quy định về việc nhận quà tặng và trả lại quà tặng, trước đây hay bây giờ cũng vậy. 

Nếu ai đã nhận quà tặng, không trả lại quà tặng mà cứ đưa vào quỹ, tôi cho là sai. Nhưng có điều phải xem xét cụ thể tính chất mức độ đó như thế nào mới biết được.

- Nguyên tắc nhận quà tặng như thế nào, thưa ông? 

Chúng ta phải hiểu quà tặng trong những quan hệ anh em bình thường thì pháp luật không cấm, Chính phủ cũng vậy. Ví dụ như trong các dịp lễ, Tết, thường người ta cũng hay có quà tặng cho cơ quan này hoặc anh lãnh đạo kia.

Thế nhưng vừa qua có một số người lợi dụng tiền nong để như báo chí nói đấy: Chạy chức cũng có, chạy việc cũng có, thậm chí chạy tội cũng có. Vì vậy, quà tặng đã ít nhiều bị biến dạng đi. 

Cho nên trong quy chế quy định về nhận quà tặng và trả lại quà tặng, đã có quy định trường hợp nào được nhận, trường hợp nào không được nhận, phải trả lại, trả lại ở đâu. 

Tuy nhiên, thường anh em xử lý việc này chưa đúng. Nhận quà rồi mang về đưa vào cơ quan, sau này người ta báo cáo chỗ này, chỗ kia, gây thêm phức tạp. Bây giờ anh không nhận thì cứ không nhận, phải không? Còn đã nhận thì phải xem mình nhận đúng hay sai, nhận sai rồi thì phải có cách sửa hợp lý, hợp pháp. 

Chứ không thể có cái kiểu là mình nhận rồi sau này mình dùng tiền làm chính sách xã hội. Chẳng ai quy định việc này cả.

Đáng trách vì đã biết động cơ người chạy chức

- Theo ông, việc khó xử nhất khi nhận quà tặng là gì? Bởi vì hiện nay có người mới công khai chuyện này đã bị dư luận phản ứng mạnh rồi, ví dụ như Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng rất tự tin khi công bố chuyện nhận quà?

Về chuyện này, tôi mới chỉ nghe thông tin trên báo nói chứ chưa có thanh tra, kiểm tra gì nên chưa thể bình luận được. 

Theo tôi, trong những quan hệ tình nghĩa bình thường mà người ta thấy rằng mối quan hệ đó không có gì đáng nghi ngại mà với mức độ hợp lý, bình thường của cuộc sống thì đó là một việc rất bình thường, không nên đặt vấn đề một cách thái quá. 

Ví dụ như các bạn đến nhà tôi chơi, nhân có ai đi công tác đâu đó về cho một món quà gì đó, tôi cho rằng đó là một chuyện bình thường. Vì chúng ta cũng chẳng có một quan hệ tác động gì với nhau để làm sai lệch công việc. 

Nhưng khi người ta có một điều gì đó bức xúc, chẳng hạn khiếu kiện, có một nhu cầu, động cơ đến mình mà người ta đặt ra có kèm theo quà tặng, thì nhất định không được nhận, nhất định phải xử lý theo quy định. 

- Nhưng cũng rất khó để phân biệt rạch ròi? 

Đương nhiên là rất khó rạch ròi, nên đòi hỏi người nhận quà phải hiểu rằng người mình đang tiếp xúc là ai, quà tặng này người ta đặt ra vấn đề với mình có bình thường không. Nếu không bình thường mà mình nhận cứ nhận, mình nhận đã sai rồi, sau đó mình lại đặt ra việc này thành một chuyện rất nóng thì không được. 

Ví dụ như mình nói đây là tiền chạy chức, nhưng không nói được ai chạy khiến cho dư luận bức xúc. Cái khó xử hiện nay là có rất nhiều người tôi cũng biết là họ có nhận, nhưng họ không nói. Còn mấy ông nhận mà nói đây này, nó cũng khó nhưng mà không có gì, bởi vì rồi đây sẽ bắt mấy ông phải nói rằng mình đã nhận của ai, nhận như vậy đúng hay sai. 

- Những người đã nói ra chuyện nhận quà như Bí thư tỉnh ủy Cà Mau thì nên chê hay khen, thưa ông? 

Bây giờ chỉ có chuyện anh nhận hay không nhận, chứ anh nhận xong anh đem ra báo cáo với tổ chức, mà anh báo cáo không đúng quy định, thì tôi cho rằng đó là việc đáng phê bình. Chứ không đáng khen. Đáng phê bình ở chỗ là anh làm rối rắm thêm việc này. 

Đáng lẽ, anh có thể nhận, anh nhận rồi báo cáo với tổ chức theo đúng quy định, việc này người ta tặng cho tôi là bình thường nhưng vì lý do này khác tôi không thể không nhận được nhưng tôi báo cáo cho tổ chức, tôi giao lại cho tổ chức có trách nhiệm xử lý việc này. 

Nhưng ở đây phải xác định rõ quà tặng trong mức độ mà mình thấy chưa rõ ràng. Chứ còn người ta đã chạy chức, anh cứ nhận tiền, nhưng sau đó anh lại đi báo cáo anh nộp thì điều này đáng trách. 

Đáng trách ở chỗ anh biết động cơ người chạy chức rồi, anh vẫn cứ nhận, rồi anh đi báo cáo. Anh báo cáo như vậy vừa làm ảnh hưởng đến uy tín của anh, vừa làm rối rắm thêm cho tổ chức nữa. 

Bây giờ phải kiểm tra kỹ lại, các cơ quan chức năng đã vào cuộc hết rồi. Chúng ta cần chờ các cơ quan chức năng kết luận xem mức độ vi phạm đến đâu. 

  • Vân Anh ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,