221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1062153
"Sáp nhập một thôn cũng phải lấy ý kiến cử tri"
1
Article
null
ĐBQH Nguyễn Đăng Kính:
'Sáp nhập một thôn cũng phải lấy ý kiến cử tri'
,

 - Trò chuyện với VietNamNet, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Tây, ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, thành viên Ban Pháp chế - HĐND tỉnh, ông Nguyễn Đăng Kính cho biết sẽ phát biểu trước Hội trường Quốc hội (QH) ngày 19/5 tới, về việc sáp nhập Hà Tây với Hà Nội. "Có lẽ tôi sẽ hỏi Chính phủ vì sao không đưa 2 phương án cho chúng tôi bàn", ông Kính nói.

 

Mô tả ảnh.

"Hợp nhất phải đạt được 3 yêu cầu: ổn định, phát triển, đoàn kết" (Ảnh: VA) 

"Còn quá nhiều chi tiết trong tờ trình của Chính phủ khiến dân Hà Tây chúng tôi băn khoăn. Nhiều  lúc thấy cũng buồn vì một cái tên gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử sắp sửa không còn", ông Kính nói, mắt ngấn nước.

 

 

"Sao không đưa hai phương án cho chúng tôi bàn?"

- Thưa ông, chỉ còn ít ngày nữa, QH sẽ thảo luận về việc điều chỉnh địa giới hành chính của Thủ đô. Theo đó, toàn bộ diện tích Hà Tây (HT) sẽ sáp nhập với Hà Nội (HN). Là người HT, ông có dự định phát biểu trước Hội trường không?

Có, tôi cũng định phát biểu trước Hội trường. ĐBQH phải nói được tâm tư nguyện vọng của cử tri.

Cá nhân tôi sau khi đọc dự thảo báo cáo đánh giá tình hình để dự kiến hợp nhất HT, HN và một số đơn vị khác, đặc biệt là tờ trình của Chính phủ, tôi không thắc mắc gì nhiều, nhưng có mấy băn khoăn.

Thứ nhất, tờ trình nói cử tri 4 tỉnh thành liên quan "nhất trí cao với phương án 1". Chúng tôi không biết phương án 1, 2 nào cả. Khi họp HĐND tỉnh Hà Tây đâu được biết phương án 2, tôi xin nói thật như thế. Nếu chúng tôi được bàn 2 phương án, có lẽ có ý kiến khác nhau nhưng tại sao không đưa 2 phương án cho chúng tôi bàn? Điều này có lẽ hôm thảo luận tôi sẽ hỏi Chính phủ.

Việc thứ hai mà tôi không đồng tình cao là khi nói "HT là địa bàn phân lũ, chặn lũ để bảo vệ thủ đô HN. Nếu bây giờ về HN thì chính quyền có điều kiện chỉ huy", tôi cho là không đúng. HT chúng tôi bao nhiêu năm, đê sông Hồng, đê sông Đáy, bao cái kè trọng điểm là ra sức chống đỡ, có sự chỉ đạo của TƯ chứ không phải của HN, có những năm nước lên cao như 1971, HT hy sinh để bảo vệ HN.

Tôi xin cam đoan như thế. Sao các đồng chí lại nói, nếu bây giờ về HN thì chính quyền mới ra tay còn HT tôi ngày xưa thì sao? Tôi cho viết thế chưa phải là chuẩn.

Trong tờ trình còn có chi tiết khiến dân HT thắc mắc là: Nếu về HN thì mới đảm bảo vùng rau sạch. Thế HT trồng rau bẩn xưa nay à? HT cung cấp hàng tấn rau mỗi ngày, cá biệt có thể không sạch nhưng chủ yếu là sạch chứ. Nếu HN không có rau HT thì chắc cũng thiếu nhiều chứ Vĩnh Phúc, Hưng Yên mang lên đây được mấy.

Dân chúng tôi cũng băn khoăn ở chi tiết cho rằng HT, Hoà Bình còn nhiều xã nghèo đói, về HN cũng là một cái gì đó để HN phải chịu trách nhiệm. Tôi xin nói rằng Sóc Sơn cũng còn người đói, ngay Thanh Trì còn nhà dột nát. Ở HT còn 3 xã đói nhưng nói thế cử tri HT cảm thấy tự ái.

- Vì sao ông lại cho rằng Chính phủ nên đưa ra 2 phương án để bàn?

Hãy cho chúng tôi bàn. Tôi là thành viên HĐND tỉnh HT, khi bàn để thông qua, tôi đã nói không được. Theo Luật hoạt động HĐND, phải đưa xuống cử tri trước 2 ngày, lấy ý kiến những người đi họp. Khi sáp nhập một thôn, một xóm cũng phải lấy ý kiến của cử tri, họ không đi họp thì phải vào tận nhà lấy cơ.

Còn ở đây, chúng tôi bảo là bây giờ 80% là Đảng viên ở hội đồng chấp hành ý kiến của Đảng thôi. Nếu thực sự dân chủ, làm thật bài bản, chặt chẽ thì vài năm nữa có khi vẫn chưa muộn. Một tỉnh mấy triệu dân, mình không được coi thường dân, dân HT cũng đóng góp nhiều, cũng hy sinh cho cách mạng nhiều, mà con người cũng có trí tuệ.

 

Mô tả ảnh.

"Nhiều  lúc thấy cũng buồn vì một cái tên gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử sắp sửa không còn" (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Hợp nhất phải ổn định, phát triển, đoàn kết.

- Tại hội nghị bất thường của HĐND HT về việc sáp nhập này, có nhiều ý kiến lo lắng về chuyện cán bộ?

Tôi chỉ có một đề nghị để TƯ xem xét. Nói thực là trong 10 cấp trưởng, tỉ lệ HT - HN 5 - 5 là khó, nhưng 4 - 6 thì chấp nhận được, HT 4, HN 6 nhưng 3 - 7 thì không được. Tiêu chuẩn cán bộ nghị quyết TƯ 3 khoá VII, HT cũng phải thực hiện, HN thực hiện, chúng tôi sắp xếp con người như thế nào? Không đạt tiêu chuẩn cũng làm ư? Không phải.

Tôi từng phát biểu ở hội nghị đó, là hợp nhất phải đạt được 3 yêu cầu: ổn định, phát triển, đoàn kết.

- Ông nghĩ thế nào về thời hạn 1/7 để bộ máy mới của Thủ đô HN mở rộng đi vào hoạt động?

Tôi chưa hiểu sẽ làm thế nào. Ngay trụ sở cựu chiến binh thì HN còn bé hơn HT, thế bây giờ kéo nhau ra đâu, làm thế nào? Ngân sách thì phát triển khác nhau, phong trào thì sắp hết năm, bây giờ ngồi lại tổng kết với  nhau thế nào?

Sao không để hết năm nay đi, tổng kết năm đi, ngày 1/1/2009 bắt đầu làm việc có hơn không? Ừ thì bàn ghế, xoong nồi, ngân sách vác đi không sao nhưng mà phong trào, anh tổng kết cái gì, anh nói chung công dân của Thủ đô mới là thế nào?

Còn chạy chức, chạy quyền, chạy nhà, chạy cửa thì lâu hay chậm nó vẫn chạy. Con người đã không ý thức trách nhiệm thì dù thế nào họ cũng có cách.

Ngay cá nhân tôi nếu phải đi xe buýt ra HN làm là tôi nghỉ. Nhưng còn cán bộ trẻ thì điều kiện làm việc thế nào đây?

Tiếp xúc với nhiều đại biểu QH, tôi thấy họ còn phân tâm đấy. Nhiều lúc thấy cũng buồn. 

 

Mô tả ảnh.

"Nam chưa yêu, nữ không thuận mà cứ ghép hai bên với nhau, mai kia nó không ly hôn thì cũng ly thân!" (Ảnh: Lê Anh Dũng)

 

"Nam nữ không thuận, mai kia không ly hôn cũng ly thân"

 

- Vâng, dù chúng ta có nói gì thì một cái tên, một địa danh gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử cũng sắp mất đi phải không ạ?

 Tôi nghĩ nên chậm lại, từ từ lại thì tốt hơn, không phải vội vàng gì cả. Phương án để những vùng bờ xôi ruộng mật như Hòa Lạc, Hoài Đức, Quốc Oai, Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất về HN, còn để lại Hà Đông cho HT cùng những huyện còn lại thì HT cũng sẽ phát triển dần. Về HN chưa chắc đã làm được điều này đâu.

Đã từng có 7 lần tách - hợp HN - HT rồi. Chúng tôi cứ bảo: Nam chưa yêu, nữ không thuận mà cứ ghép hai bên với nhau, mai kia nó không ly hôn thì cũng ly thân! Đằng nào cũng khổ.

- Chứ không phải nhập về HN thì càng có điều kiện phát triển?

Ngay Đại Mỗ của HN có cái cầu đôi tắc suốt ngày. Đường Khuất Duy Tiến, vành đai 3 tắc bao nhiêu tháng có làm đâu, cầu Thanh Trì - công trình 1000 năm Thăng Long bỏ hàng bao nhiêu héc - ta đất, cấy chả cấy, ruộng bỏ không, dân thì đói. 

- Ông không tin là sau khi hợp nhất, bao nhiêu bộ óc, bao nhiêu sức lực của 2 tỉnh sẽ hợp lại và một HN mới, rộng lớn hơn, sẽ phát triển?

Tôi vẫn đồng ý là HN có lợi thế vì là trung tâm chính trị, kinh tế thì có một phần. Nhưng cứ so sánh với Thủ đô hiện tại thì thấy chưa hẳn đã hơn.

Về công tác cán bộ thì mình đã thấy từ lâu rồi, thực sự là nếu không đổi mới, không nâng cao trách nhiệm, năng lực thì chưa thể nào phát triển được. Nếu hợp nhất mà không đoàn kết Thủ đô có to cũng chưa phải thuận lợi nhiều đâu.

Nhìn lãnh đạo của cả HN và HT, tôi thấy phải cố gắng nữa mới chỉ đạo được một thành phố lớn. 

  • Vân Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,