221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1064111
Mở rộng HN: Đồng ý chủ trương nhưng cân nhắc thời điểm
1
Article
null
Mở rộng HN: Đồng ý chủ trương nhưng cân nhắc thời điểm
,

- Tán thành chủ trương mở rộng Hà Nội nhưng phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 14/5, nhiều ĐBQH cho rằng tờ trình của Chính phủ thiếu thông tin và cơ sở khoa học để QH xem xét quyết định. Thừa nhận tờ trình của Chính phủ ngắn ngủi đến mức chính Thủ tướng cũng "giật mình", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hứa từ nay tới phiên thảo luận tại hội trường ngày 19/5, Chính phủ sẽ cung cấp thêm thông tin để đại biểu xem xét quyết định.

 

Đoàn TP.HCM (Ảnh: LN)

"Lần này nếu QH thông qua, chúng tôi sẽ trình ra quy hoạch, định mời chuyên gia nước ngoài tham gia để đến 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long sẽ phê duyệt. Khi có quy hoạch, sẽ lấy ý kiến nhân dân" (Ảnh: LN)

 Cần lấy ý kiến nhân dân

"Mở rộng Thủ đô, là việc lớn, tuy rất tôn trọng ý kiến đại biểu HĐND các tỉnh nhưng tôi thấy vẫn chưa đủ thông tin. Về Hà Nội họp, tôi thấy trong dư luận nhân dân cũng như trong giới khoa học đang còn có nhiều ý kiến khác nhau.  Làm một công trình nhỏ cũng phải thăm dò ý kiến nhân dân, huống gì đây là một quyết định lớn",  bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP.HCM nói.

ĐB Huỳnh Thành Lập chia sẻ: "Thông tin cũng đến với tôi trong lúc trà dư tửu hậu, hoàn toàn bất ngờ".

GĐ Bưu điện TP Nguyễn Việt Dũng cũng thú nhận "chưa biết sẽ quyết định đúng sai thế nào, tâm lý rất hoang mang". "Chúng tôi không được cung cấp thông tin, thời gian quá ngắn, hôm qua được tiếp cận lần đầu tiên tờ trình của Bộ Xây dựng"

 

"Thông tin thì nhiều nhưng cung cấp cho đại biểu quá ít. Đại biểu thấy thiếu thông tin gì cứ yêu cầu, chẳng hạn hệ thống tiêu chí, chấm điểm thế nào, hoặc hệ thống bản đồ. Nhưng nói trước đây là định hướng, là ý chí, chứ không có quy hoạch cụ thể.  Lần này nếu QH thông qua, chúng tôi sẽ trình ra quy hoạch, định mời chuyên gia nước ngoài tham gia để đến 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long sẽ phê duyệt. Khi có quy hoạch, sẽ lấy ý kiến nhân dân"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ngay ĐB Trần Đông A, Ủy viên UB Đối ngoại QH, cầm trên tay một xấp tài liệu dày dặn, báo cáo kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Bộ Xây dựng với các chuyên gia vùng lle de France (Cộng hòa Pháp) mà ông mang theo từ TP.HCM, cũng phải phân bua: "Nhờ làm ở UB đối ngoại nên tôi được cung cấp tài liệu nghiên cứu về vùng thủ đô từ trước, nhưng hôm qua nghe tờ trình của Chính phủ về mở rộng địa giới HN tôi vẫn bị bất ngờ".

GĐ Sở Tư pháp Ngô Minh Hồng giải thích cho sự bất ngờ này, đó là, các chuyên gia nước ngoài tham gia góp ý kiến vào quy hoạch vùng, liên quan đến Hà Nội và 7 tỉnh thành phía Bắc, đặt trong tương quan tổng thể của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. "Họ cho ý kiến về quy hoạch vùng chứ chuyên gia nước ngoài không cho ý kiến về mở rộng địa giới Thủ đô HN", bà Hồng quả quyết.

Cùng chung những băn khoăn như các ĐB TP.HCM, tại tổ Hà Nội, nhiều ĐB như Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Thị Loan, Nguyễn Minh Hà, Đặng Văn Khanh đều từng bấm nút thông qua nghị quyết về mở rộng Hà Nội ở cuộc họp bất thường của HĐND thành phố nhưng cho rằng khi đó "còn thiếu thông tin", "chưa được bàn", nay có đủ thông tin mới thấy băn khoăn.

Hoàn toàn nhất trí với tờ trình của UB Pháp luật, ĐB Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh: "Cần hết sức cân nhắc xem lộ trình và phương án mở rộng theo hướng nào là tích cực nhất".

"Tôi thấy việc điều chỉnh địa giới mấy xã, ấp ở Ba Vì - Hà Tây và Bù Đăng - Bình Phước đều xuất phát từ nguyện vọng của người dân, vậy vì sao không lấy ý kiến nhân dân với một đề án lớn như thế này? Ít nhất cũng phải có phiếu thăm dò ý dân các tỉnh sáp nhập, trên cơ sở công bố một số phương án khác nhau, thậm chí lấy ý kiến dân cả nước", ông Sơn nói.

Là Phó Chủ tịch MTTQ Hà Nội, ĐB Đặng Huyền Thái phản ánh tâm tư cử tri qua các cuộc tiếp xúc: "Cử tri thấy băn khoăn là một việc trọng đại lại làm gấp gáp, có thể chủ trương đúng, có từ nhiều năm nhưng phải xem xét lại cách làm, phải tuyên truyền để dân bàn thì sẽ tạo sự đồng thuận, chất lượng Thủ đô mở rộng sẽ cao hơn". 

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trao đổi với Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Ảnh: T.Sơn

Thủ tướng: Chính phủ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin

Thảo luận tại tổ Hải Phòng - Lạng Sơn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giải trình, từ năm 2000, đã có chủ trương vừa quy hoạch xây dựng phát triển Hà Nội, vừa quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô, bao gồm Thủ đô HN và 7 tỉnh lân cận, do ông, khi đó là Phó Thủ tướng, phụ trách.

Cùng lúc đó, HN cũng xây dựng đề tài KH nghiên cứu nhân 1.000 năm Thăng Long, vừa nghiên cứu Vùng Thủ đô, vừa nghiên cứu về Thủ đô. "Đến năm 2005, Bộ Chính trị đã thấy sự cần thiết phải mở rộng không gian HN và đã giao cho Chính phủ lập đề án cụ thể", Thủ tướng cho biết.

"Đại biểu ai cũng kêu sao vội vàng thế, nhưng thật ra Chính phủ đã làm suốt 6 năm trời. Tài liệu nghiên cứu chất đầy phòng. Nhưng vì sao quá trình này không được thông tin. Vì theo quy trình, việc đó phải được Bộ Chính trị, BCH Trung ương bàn bạc và đồng ý về chủ trương, sau đó Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai cụ thể đề án để trình Quốc hội.

Còn về vấn đề tại sao không lấy ý kiến nhân dân thì trong quy định của pháp luật không nêu việc này nên trưng cầu dân ý mà chỉ lấy ý kiến hội đồng nhân dân các cấp".

Thủ tướng cũng thừa nhận, những băn khoăn của đại biểu là chính đáng, chẳng hạn bàn 6 năm trời, nhưng đến khi trình QH vẫn thiếu thông tin, tờ trình (do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đọc- PV) ngắn ngủi đến mức "Tôi đọc được tờ trình cũng phải giật mình".

Ngay sau đó, Chính phủ đã gửi kèm bổ sung thêm cho đại biểu Đề án định hướng quy hoạch Thủ đô HN mở rộng tầm nhìn đến 2050 gắn với quy hoạch Vùng Thủ đô.

Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ: "Thông tin thì nhiều nhưng cung cấp cho đại biểu quá ít. Đại biểu thấy thiếu thông tin gì cứ yêu cầu, chẳng hạn hệ thống tiêu chí, chấm điểm thế nào, hoặc hệ thống bản đồ. Nhưng nói trước đây là định hướng, là ý chí, chứ không có quy hoạch cụ thể.  Lần này nếu QH thông qua, chúng tôi sẽ trình ra quy hoạch, định mời chuyên gia nước ngoài tham gia để đến 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long sẽ phê duyệt. Khi có quy hoạch, sẽ lấy ý kiến nhân dân"

Thủ tướng nói thêm, từ nay tới khi thảo luận ở hội trường và biểu quyết, Chính phủ sẽ cung cấp thêm thông tin cho ĐBQH, để Đại biểu xem xét quyết định.

Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính hay kinh tế?

Bí thư thành đoàn TP.HCM Tất Thành Cang thẳng thắn, "tờ trình của Chính phủ thiếu thuyết phục khiến ĐB chưa đủ thông tin do thiếu cơ sở khoa học". Ông Cang đề xuất làm rõ cơ sở khoa học của bốn vấn đề.

Thứ nhất, đề án đã phủ nhận vai trò điều hành của các tỉnh thành giáp ranh thủ đô, và như vậy chính bộ ngành tự mâu thuẫn với mình.

"Vừa qua khi mở các khu công nghiệp ở những khu vực lân cận Hà Nội, bộ, ngành đều nói trong quy hoạch đó là nơi phù hợp để phát triển khu công nghiệp. Vậy mà lần này lại giải thích mở rộng HN vì HN đang bị bao vây bởi các khu công nghiệp. Trước mắt mới chỉ mở ra hướng Hà Tây, vậy định hướng phát triển kinh tế khu vực lân cận Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc sẽ thế nào? Hay khu công nghiệp của các tỉnh thành đó lại sẽ tiếp tục nuốt và bao vây Thủ đô sắp mở rộng mới?", ông Cang phân tích.

Nhưng quan trọng hơn, Chính phủ đã lập luận, "ôm trọn" Hà Tây đồng nghĩa với việc quy hoạch vùng thực phẩm, rau quả tươi để phục vụ cho Hà Nội mở rộng, "như vậy là biến Hà Nội thành một đô thị tự cung tự cấp trong khi đây phải là sự phân công theo vùng miền, dựa vào lợi thế chuyên sâu của từng địa phương để phát triển", ông Cang nói. Đây là vấn đề tư duy, phát triển Thủ đô trong mối quan hệ vùng miền. Cần nêu định hướng phát triển các vùng giáp ranh thế nào? Thủ đô mới trong quan hệ với tỉnh lân cận, điều kiện thế nào..

Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào.
ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) vẫn kiên định với quan điểm khi trả lời phỏng vấn báo chí cách đây ít ngày. Ông Đào hoàn toàn ủng hộ Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô năm 2000 và cho rằng đây là chủ trương hoàn toàn đúng, nhưng "phương án mà Chính phủ đưa ra chưa đáp ứng được khía cạnh khoa học, chưa xuất phát ở chỗ nhìn HN là gì trong tương lai, là trung tâm chính trị - hành chính hay cả kinh tế".

"Tôi cho rằng ai tâm huyết thì hãy xác định HN chỉ là trung tâm chính trị - hành chính, như một Washington DC chứ không thể hàng đêm là nơi "mì nóng đây", "bánh khúc đây". Bài học rất đau đớn của nhiều thủ đô trên thế giới là trở thành trung tâm kinh tế, ô nhiễm và xáo trộn xã hội", ông Đào nói.

ĐB Ngô Minh Hồng (TP.HCM) kiến nghị, các nhà khoa học cần phân biệt và làm rõ, phát triển Vùng Thủ đô khác với mở rộng địa giới Hà Nội. Theo bà Hồng "Phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại có nhất thiết  phải to hay không? Mở rộng, liệu có giải quyết được ngay bài toán hạ tầng". Bà Hồng trả lời luôn: "Phải giải quyết bằng các đô thị vệ tinh và phát triển hệ thống giao thông công cộng".

Nên mở rộng vào thời điểm nào?

Từ những băn khoăn trên, một số đại biểu kiến nghị việc mở rộng Hà Nội là cần thiết nhưng có thể lùi thời điểm để triển khai cho hiệu quả.

ĐB Nguyễn Anh Liên cho rằng chủ trương mở rộng là "cần thiết nhưng không phải là cấp thiết", nên có lộ trình để kỳ họp thứ 4, 5 quyết định.

"Tuy nhiên QH có thể thông qua chủ trương, sau đó Chính phủ phải mời chuyên gia làm lại đề án mở rộng Thủ đô, trong đó phải quan tâm đến quy hoạch, tham khảo ý kiến dân. Phải có một đề án tầm cỡ, đúng với mong muốn của Đảng và nhân dân", ông Liên nói.

ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) còn đề nghị phải có lộ trình, chuẩn bị chu đáo. Ngoài việc thăm dò ý kiến nhân dân, bà Loan còn cho rằng phải nghiên cứu kỹ về phong thủy, tâm linh, "để cả nước được hưng vượng, dân tộc được bình an, khang thái". 

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà băn khoăn: nêu vấn đề thời điểm quyết định ra có chậm hay không. Nếu chậm điều chỉnh địa giới có lãng phí hơn không, khó khăn nhiều hơn không? Nếu thuận lợi nhiều hơn thì Chính phủ cần làm rõ để ĐB suy nghĩ, cân nhắc, quyết định

Phát biểu tại đoàn Hải Phòng - Lạng Sơn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, "đây là thời điểm thích hợp, chứ đến kỳ họp cuối năm sẽ quá cập rập vì liên quan đến trình ngân sách cho Thủ đô mới".

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, các cấp ủy đã quyết, HĐND các cấp đều đã đồng tình, tất cả bộ máy đã sẵn sàng, "dân các nơi đang mong về HN", đồng hồ 1.000 năm Thăng Long đang đếm ngược "mà để đến tháng 10 QH mới thông qua thì 2009 mới bắt tay vào làm, quá cập rập. Mà đến tháng 10, không biết rồi sẽ chọn phương án nào trong 5 phương án lựa chọn".

Thủ tướng cho biết, đã có chương trình dự kiến, chỉ đợi QH thông qua Nghị quyết. Theo đó, về tổ chức bộ máy cán bộ, chỉ cần làm trong 2, 3 tháng sẽ xong.  Bộ máy cán bộ cơ sở giữ nguyên, chỉ thay đổi ở cấp tỉnh, thành.

"Chưa kể, Chính phủ đã yêu cầu Hà Tây vì cái chung, dừng lại hết những dự án chưa có trong quy hoạch, chờ đến khi quy hoạch xong đô thị mới", Thủ tướng nói.

  • Lê Nhung - Vân Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,