221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1064531
Phật giáo góp phần giải quyết xung đột
1
Article
null
Đại lễ Phật đản 2008 :
Phật giáo góp phần giải quyết xung đột
,

 - Một trong những nội dung thảo luận triển khai từ chủ đề chính của Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak) 2008 đang diễn ra tại Hà Nội là vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột và ngăn ngừa chiến tranh.

Nội dung thảo luận này diễn ra trong hai ngày 14-15/5. 

Với tinh thần khởi thủy nhân bản nhất của Đại lễ Vesak là tôn vinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của  Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về hòa bình, hòa hợp, hoà giải, vị tha, nhân ái, việc đề cập, thảo luận nội dung trên như sự thiết yếu.

Bởi lẽ, có sự đồng thuận trong niềm tin rằng những giá trị răn dạy của Phật giáo vẫn còn nguyên vẹn ảnh hưởng, tác dụng trong thế giới ngày nay. Dù theo những tông phái khác nhau, nhưng các chư tôn đức Giáo phẩm, các nhà nghiên cứu Phật học đều đồng tình Phật giáo là tôn giáo của hòa bình và từ bi.

Khi chuyển thông điệp tới Đại lễ Vesak 2008 ở Việt Nam, Liên Hợp Quốc đã kỳ vọng về khả năng của Phật giáo trong việc góp phần giải quyết một trong những thách thức to lớn mà nhân loại đã và đang đối mặt đó là chiến tranh, xung đột và bất công trong xã hội. 

Mô tả ảnh.
"Phật giáo là tôn giáo của hòa bình và từ bi". (Ảnh minh họa : Lê Anh Dũng)

Bên lề Đại lễ Vesak, một số đại biểu đã chia sẻ với VietNamNet quan điểm rằng cần thúc đẩy hơn nữa những đóng góp, ảnh hưởng của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột và ngăn ngừa chiến tranh.

Tiến sĩ Itamar Bashan, đại biểu Israel viện dẫn về một Việt Nam đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh và nỗ lực trở thành một quốc gia hòa bình như ngày nay. Sau chiến tranh, Việt Nam chủ trương sẵn sàng làm bạn với những người đã từng đối đầu trong quá khứ với mong muốn góp phần thiết lập hòa bình, ổn định chung cho nhân loại.

"Điều đó là động lực khiến chúng tôi tin rằng Trung Đông sẽ có một viễn cảnh tốt đẹp hơn, mọi người cùng chung sống hòa bình".  

Tiến sĩ Itamar Bashan nói: "Phật giáo đã răn dạy rằng, không thể giải quyết xung đột bằng bạo lực. Nếu theo đuổi giải pháp bạo lực sẽ không thể giải quyết được mọi bế tắc ở khu vực Trung Đông hiện nay".

Đồng nghiệp của Tiến sĩ Itamar Bashan, Tiến sĩ Thor Gonen nói cần thúc đẩy hòa bình, hòa hợp và đối thoại để giải quyết xung đột.

Mô tả ảnh.
"Sự kiên trì, từ bi, nhẫn nại sẽ tìm ra con đường giải thoát xung đột". (Ảnh minh họa : Lê Anh Dũng)

"Làm thế nào để có thể thiết lập hòa bình ở Trung Đông là điều vô cùng quan trọng. Đã có quá nhiều đau thương và chúng tôi muốn chấm dứt những tổn hại do chiến tranh đem lại. Những cuộc đánh bom cảm tử dẫn đến sự thương vong, chết chóc, những gia đình phải chịu mất mát và đau đớn. Thông điệp của Đức Phật về giải quyết xung đột và ngăn ngừa chiến tranh làm tôi quan tâm sâu sắc nhất".

Bà Peradik Percy, đại biểu Australia bày tỏ sự xúc động khi chứng kiến sự tề tựu của đông đảo Phật tử trên khắp thế giới với mong muốn cùng tìm ra giải pháp giúp giảm thiểu xung đột trên thế giới.

"Phật giáo, với những giá trị của mình, có thể đóng góp nhiều hơn cho việc thiết lập, duy trì hòa bình nhiều cho thế giới". "Phật giáo kiến tạo tĩnh tâm trong mỗi bản thân con người. Đó là bước đầu tiên để thiết lập hòa bình trên thế giới", bà nói.

Trong khi đó, ông Iernc Ruzsa, giảng viên Trường Đại học Phật giáo Budapest, Hungari cho rằng Phật giáo có thể kiến tạo sự thay đổi nhận thức bên trong. Điều ảnh hưởng căn bản nhất của Phật giáo là sự kiên trì, từ bi, nhẫn nại, để từ đó tìm ra con đường giải thoát xung đột. 

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,