221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1069578
Chất vấn những vấn đề kinh tế “nóng” nhất
1
Article
null
Chất vấn những vấn đề kinh tế “nóng” nhất
,

- Sau khi nghe Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký UBTƯ MTTQ VN Vũ Trọng Kim đọc báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri cả nước, sáng 30/5, QH bắt đầu 2 ngày chất vấn với phần trả lời của Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc.

Mô tả ảnh.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc Ảnh: LN

Theo dự kiến, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc sẽ phải trả lời các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trước tình trạng đầu tư dàn trải trong thời gian qua và nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nguyên nhân để xảy ra tình trạng DNNN sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước lớn để đầu tư, song DNNN chưa thể hiện được vai trò chủ đạo. Và hướng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, giao thông trọng yếu.

Tiếp sau ông Phúc, sẽ đến lượt Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đăng đàn. Trong tình hình giá cả tăng cao, ông Ninh là một trong những thành viên Chính phủ nhận được nhiều chất vấn nhất. Chủ yếu về trách nhiệm của Bộ đối với tình trạng quản lý ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách còn lãng phí, hiệu quả không cao. Thực trạng và trách nhiệm quản lý của Bộ đối với vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần, các tập đoàn kinh tế. Trách nhiệm của Bộ chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Sự thiếu nhất quán về chính sách thuế ô tô nhập khẩu. Nguyên nhân và trách nhiệm của Bộ trước thực trạng thị trường chứng khoán đi xuống hiện nay.

Lần đầu tiên đăng đàn trước QH, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu sẽ phải giải trình với QH các căn cứ thành lập quá nhiều các tổ chức hoạt động tín dụng. Thực trạng lãi suất huy động và cho vay trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Trách nhiệm trước vấn đề lạm phát, nợ đọng tín dụng, tình hình dự trữ ngoại hối, yếu kém, lúng túng trong quản lý tiền tệ...

Ngày mai (31/5), Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng sẽ giải trình nguyên nhân và các giải pháp để kiểm soát tình trạng nhập siêu, nguyên nhân cơn sốt gạo và giá cả các loại hàng thiết yếu tăng cao, trách nhiệm để xảy ra thiếu điện nghiêm trọng...

Nguyên nhân tình trạng nợ đọng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp, lộ trình thực hiện mục tiêu nhà ở cho công nhân lao động, giải pháp quy hoạch đào tạo nghề, giải pháp cho những bất cập trong thực hiện chính sách trợ cấp xã hội, phụ cấp với các đối tượng về hưu từ 2007... là những câu hỏi được đặt ra cho Bộ trưởng LĐTBXH Nguyễn Thị Kim Ngân.

Người cuối cùng đăng đàn vào cuối buổi chiều 31/5 là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng sẽ phát biểu làm rõ thêm các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn về công tác quản lý, điều hành của Chính phủ. Thủ tướng đã nhận được rất nhiều câu hỏi của đại biểu, trong đó đại biểu Nguyễn Hữu Phước (Bến Tre) hỏi: "Thủ tướng có cần được tăng thêm thẩm quyền để điều hành được tốt hơn?".  

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, phần lên trả lời trực tiếp sẽ ngắn gọn để dành nhiều thời gian cho đối thoại ngay tại diễn đàn Quốc hội.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho hay, cuối kỳ họp QH sẽ ban hành "Nghị quyết về một số vấn đề kinh tế - xã hội của năm 2008 trong điều kiện mới".

2 ngày chất vấn sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Trung ương MTTQ Việt Nam đã phối hợp với Uỷ ban TVQH tập hợp được 1.551 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước. Cử tri còn băn khoăn, lo lắng trước những vấn đề mới phát sinh và những vấn đề đã kiến nghị tại các kỳ họp trước của Quốc hội nhưng vẫn chưa được giải quyết, hoặc việc giải quyết còn chậm, hiệu quả thấp như: tình trạng lạm phát, giá cả vật tư sản xuất, hàng hoá tiêu dùng thiết yếu liên tục tăng cao, đời sống nông dân, người lao động và cán bộ, công chức, người hưởng lương, đặc biệt là người nghèo gặp nhiều khó khăn; tình trạng tham nhũng, lãng phí tài nguyên, tài sản, ngân sách của Nhà nước và nhân dân vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi.

Đông đảo cử tri kiến nghị Chính phủ nên có giải pháp đồng bộ, quyết liệt, cụ thể hơn để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả nhằm ổn định đời sống nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, cử tri lo lắng nhiều cho đời sống của công nhân, người lao động trước cơn bão giá.

Về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cử tri băn khoăn trước việc giá cả vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp liên tục tăng cao, mặc dù giá một số nông sản, thuỷ sản có tăng nhưng nhiều hộ sản xuất vẫn không có lãi hoặc lãi rất thấp; đầu ra của sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa kém chất lượng bán tràn lan trên thị trường; việc buông lỏng quản lý của lãnh đạo một số địa phương trong việc kiểm soát dịch bệnh trong thời gian qua đã làm cho dịch bệnh gia súc, gia cầm tái bùng phát ở nhiều nơi gây thiệt hại về kinh tế và tâm lý lo lắng trong nhân dân. Bên cạnh đó, tình trạng tiền hỗ trợ của Nhà nước chậm đến tay người nông dân cũng gây ra những bức xúc.

Tình trạng lấy đất nông nghiệp làm nhà ở, xây dựng các khu đô thị, các khu công nghiệp, sân gôn đang diễn ra một cách phổ biến, tùy tiện, không theo quy hoạch hợp lý, làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhiều nơi người nông dân hết đất sản xuất, thiếu việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ gây mất ổn định trên địa bàn nông thôn... cũng được Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban TƯ MTTQ báo cáo trước Quốc hội sáng nay.

  • Vân Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,