221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1069960
"Điều hành tiền tệ chưa theo kịp diễn biến kinh tế"
1
Article
null
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu:
'Điều hành tiền tệ chưa theo kịp diễn biến kinh tế'
,

 - Bắt đầu phần trả lời chất vấn của QH chiều 30/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN) Nguyễn Văn Giàu lập tức thừa nhận: Những điu chnh trong điu hành chính sách tin t chưa theo kp din biến ca nn kinh tế. Tuy nhiên, ông khẳng định, hệ thống tín dụng hiện hoạt động thanh khoản bình thường, không thể đổ vỡ hệ thống.

Thống đốc cho hay, t gia năm 2007, NHNN đã điu chnh chính sách tin t theo hướng tht cht, nhm kim soát mc tăng tng phương tin thanh toán và tăng trưởng tín dng. C th, tăng t l d tr bt buc gp 2 ln k t ngày 28/5/2007 và ban hành ch th về kim soát quy mô, cht lượng tín dng và cho vay đầu tư kinh doanh chng khoán. 

Đặc bit, theo ông Giàu, sau khi Th tướng ph ban hành các ch th v mt s bin pháp cp bách kim chế tc độ tăng giá th trường và tăng cường thc hin các gii pháp điu hành giá c, NHNN đã tăng cường bán tín phiếu để thu tin t lưu thông v

"Tuy vy, công tác thng kê, d báo và công tác thanh tra, giám sát ngân hàng còn hn chế, cho nên nhng điu chnh trong điu hành chính sách tin t ca NHNN chưa theo kp din biến ca nn kinh tế và kết qu đạt chưa cao", Thống đốc thừa nhận. 

Hoạt động thanh khoản bình thường 

ĐB Nguyễn Lân Dũng chuyển đến Thống đốc những hoang mang của cử tri trước biến động tỷ giá với đồng đôla, kèm với tin đồn rằng trong khi trên thế giới, đồng đôla giảm thì đôla ở Việt Nam đang tăng và có thể tăng lên 20.000 đồng, "thậm chí có người nói tăng lên 30.000 đồng/đô la".

Mô tả ảnh.

ĐB Vũ Hoàng Hà ( Bình Định). Ảnh: VA

Thống đốc NHNN đã không né tránh khi nói đến "sự kiện ngày 28/5" khi một số người dân ở Hà Nội và TP.HCM đổ xô đi mua đôla. Ông Giàu cho biết: "Thực ra những điểm mua bán ngoại tệ này có giấy phép hay không thì đây cũng là một vấn đề đẩy giá đô la trôi nổi ở thị trường lên. Chúng tôi đã khẩn trương cử các đồng chí có trách nhiệm đi đến những địa điểm để nghe ngóng thông tin". 

Sau khi giải thích diễn biến bất thường do thông tin công bố CPI tháng 5 lên khá cao, giá gạo tăng... đã được chuyển tải chưa đầy đủ, ông Giàu cho rằng vấn đề nằm ở tâm lý người dân: "Thấy lạm phát cao thì mỗi người có cách tính riêng của mình".

Trước đó, người đứng đầu NHNN đã giải đáp băn khoăn của nhiều đại biểu về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng sau khi NHNN đưa ra hàng loạt giải pháp mạnh thắt chặt tài chính và tín dụng. Thống đốc NHNN cho hay: "Tất cả hệ thống tổ chức tín dụng của chúng ta hiện nay hoạt động thanh khoản bình thường, không có điều gì có thể nói gây khó khăn, có thể đổ vỡ hệ thống".

Ông Nguyễn Văn Giàu nói rõ: "Nhưng có một số ngân hàng thương mại cổ phần mới chuyển đổi từ hoạt động ở lĩnh vực nông thôn lên thành thị, họ chưa chuyển kịp, nhưng chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp để kiểm soát, giám sát và giúp đỡ, để hỗ trợ hoạt động và phát triển bền vững. Đến nay mọi hoạt động của hệ thống tín dụng là an toàn tốt". 

Ông Giàu nói thêm: Chúng ta có một môi trường pháp lý cho tất cả các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, đã xây dựng một lộ trình là vừa theo dõi sát sao, vừa hỗ trợ, vừa tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh hơn, phù hợp với điều kiện mới hơn cho các ngân hàng nhỏ.

"NHNN đã quyết liệt góp phần kiềm chế lạm phát"

Lần đầu tiên trả lời chất vấn tại QH, Thống đốc NHNN đưa ra rất nhiều lời hứa trước các ĐB, trong đó có lời hứa "sẽ làm hết mình để kiểm soát lạm phát ngày càng tốt hơn". Trả lời ĐB Nguyễn Thị Vân Yến (Hưng Yên) về nguyên nhân tiền tệ trong lạm phát, ông Giàu cho hay, tình hình ở VN không khác gì các nước. 

Mô tả ảnh.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu. Ảnh: VA

"Chúng ta đưa ra 8 nhóm giải pháp và giải quyết hài hòa, kiềm chế được lạm phát tăng trưởng kinh tế và lo cho an sinh xã hội, nhưng mục tiêu còn xa hơn nữa là phải phát triển bền vững. Chúng tôi cùng với các bộ, bên cạnh Thủ tướng, các phó thủ tướng sẽ làm hết mình".

Tuy nhiên, cũng như Bộ trưởng KH - ĐT Võ Hồng Phúc đã nói vào buổi sáng, ông Giàu cũng thừa nhận một nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao là công tác dự báo kém.

"Tháng giêng năm 2008, tăng trưởng tín dụng đến 6,3% so với tháng trước, nên nhất thời đã gặp khó khăn về thanh khoản. Về chủ quan, NHNN đã dự báo trước những tác động của các biện pháp thu hút tiền về, nhưng chưa lường hết những phản ứng phụ nảy sinh đối với một số ngân hàng thương mại đã sử dụng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng để tăng trưởng dư nợ, chưa thực hiện đầy đủ quy định của NHNN về đảm bảo an toàn".

Hiệu quả điều hành tỷ giá 

Hiệu quả điều hành tỷ giá, lãi suất cũng là vấn đề được các ĐB quan tâm. ĐB Vũ Hoàng Hà (Bình Định) cho rằng, chính sách thắt chặt tài chính và tín dụng là một trong những giải pháp kiềm chế lạm phát đúng đắn, nhưng khiến cho các doanh nghiệp rất khó tiếp cận với nguồn vốn của tín dụng, cho dù việc vay đó là để phục vụ cho sản xuất hay cho xuất khẩu. 

Ông Hà cũng nhận định, VN đã giữ quá lâu tỷ giá thấp trong điều kiện lãi suất trong nước khá cao, tạo điều kiện cho dòng vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào rất lớn, trong khi việc hấp thụ vốn này lại rất kém. Ông Hà đặt dấu hỏi về trách nhiệm của Thống đốc NHNN trong việc này.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu quả quyết: Trong điều hành tiền tệ, NHNN "thực hiện hoàn toàn theo kịch bản của 5 nhóm giải pháp để thực hiện kiềm chế tăng giá và kiểm soát lạm phát". 

Ông Giàu cũng trần tình rằng khi nhận bàn giao từ người tiền nhiệm vào tháng 8 năm ngoái, ông đồng thời phải bàn giao chức vụ cũ ở Ninh Thuận, nên đã phải "làm việc 3 ngày mỗi tuần, chạy ra chạy vào 3 ngày", nhưng ngay sau đó, đã "làm quyết liệt để góp phần cùng với đất nước kiểm soát lạm phát cũng như tăng giá".

Thống đốc thừa nhận thắt chặt tiền tệ thì hệ thống tín dụng không bình thường, một số tổ chức tín dụng chưa chuyển biến kịp và đúng là "tỷ giá chúng ta giữ quá lâu". 

Tuy vậy, ông giải thích: "Đây là một vấn đề rất lớn, chúng ta điều chỉnh tỷ giá trong giá chung của thế giới, trong quan hệ tăng sản xuất, thúc đẩy và động lực sản xuất của Việt Nam. Chúng ta tập trung tạo điều kiện cho sản xuất, trong đó xuất khẩu là động lực. Đây là một bài toán rất lớn. Tới đây sẽ báo cáo với Chính phủ để xem kịch bản nào thuận nhất để chúng ta có sự phát triển, nhất là cơ chế quản lý tỷ giá một cách linh hoạt, thích hợp". 

Ngày mai (31/5), theo thứ tự, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng LĐTBXH Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ kết thúc 2 ngày chất vấn của QH. 

ĐB Nguyễn Văn Phúc (Bình Thuận) - Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH hỏi: Ngân hàng Trung ương là người có trách nhiệm chính tham mưu cho Chính phủ trong vấn đề để xảy ra tình hình lạm phát ở mỗi quốc gia. Vậy luật của QH, nghị quyết nào của QH, nghị định nào của Chính phủ, hay văn bản quy phạm pháp luật nào đã không tạo cho Ngân hàng Trung ương có một vị trí độc lập tương đối để quyết định các chính sách tiền tệ để chiến đấu chống lại tình hình lạm phát như là ngân hàng trung ương của các nước? 

Vậy thì Thống đốc có kiến nghị gì với QH, với Chính phủ để sửa đổi Luật NHNN hiện nay không?

Thống đốc NHNN trả lời: "Tôi cũng mới nhận nhiệm vụ, các đồng chí tiền nhiệm trước tôi cũng có chuẩn bị. Sau khi chuẩn bị báo cáo trước Chính phủ, Chính phủ thấy cũng còn nhiều nội dung phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, phải hoàn thiện hơn. Xin với UB Thường vụ QH báo cáo trong thời điểm thích hợp. 

Đến nay, chúng ta đã biết NHNN là thành viên của Chính phủ, là cơ quan của Chính phủ, nếu so với các nước, nhiều quốc gia họ phát triển rất lâu rồi, Ngân hàng Trung ương có quyền độc lập, đương nhiên độc lập có những quyền hạn và trách nhiệm độc lập".

  • Vân Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>