221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1076920
Sắp kiểm toán tỷ trọng vốn tập đoàn đầu tư ra ngoài
1
Article
null
Sắp kiểm toán tỷ trọng vốn tập đoàn đầu tư ra ngoài
,

 - "Trong các đợt kiểm toán trước, chúng tôi đều có tính toán phần sử dụng vốn của doanh nghiệp trong danh mục kinh doanh nhưng chưa tập trung đánh giá sâu cơ cấu đầu tư như lần này". Tổng Kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ nói về đợt kiểm toán các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sắp tới.

Kiểm toán làm rõ chiến lược đầu tư của tập đoàn

"Chúng tôi sẽ tập trung làm rõ chiến lược đầu tư của tập đoàn kinh tế".  Ảnh: XĐ

- Sắp tới đây, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán các tập đoàn kinh tế. Đây là đợt khám sức khỏe theo định kỳ hay nhằm mục đích đánh giá tác động của tập đoàn kinh tế tới lạm phát?

- Tập đoàn, tổng công ty vẫn là đối tượng kiểm toán thường niên của  Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Hàng năm, kiểm toán khu vực và chuyên ngành vẫn thực hiện kiểm toán hoạt động DN của các tỉnh, các bộ. Và kiểm toán chuyên ngành 6 của chúng tôi vẫn kiểm toán hoạt động các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo hình thức chọn mẫu từ 5 - 6 đơn vị, tùy quy mô.

Năm nay, tập trung vào 3 đơn vị chính là Tập đoàn Điện lực VN, Tập đoàn Than - Khoáng sản và Tổng Công ty Hàng hải VN. Mục đích cũng là kiểm toán theo quy trình bình thường như khi đến các đơn vị khác. Đầu tiên là kiểm toán để xác nhận báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên và báo cáo hợp nhất của tập đoàn. Sau đó là đánh giá việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị này và thứ ba, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tài sản.

Điều quan trọng là kiểm toán phải đưa ra cho tập đoàn và Chính phủ những khuyến cáo cho việc sử dụng nguồn vốn tốt hơn. Chúng tôi vừa kết thúc xong ở Vinalines, tuần tới sẽ tiến hành kiểm toán EVN và cuối quý III sẽ kiểm toán Tập đoàn Than - Khoáng sản.

- Nhưng trong bối cảnh giá cả tăng cao, đợt kiểm toán này có đặt mục tiêu nào chuyên biệt hay không, thưa ông?

- Một trong những trọng điểm của kiểm toán EVN và Than - Khoáng sản năm nay là xem xét chi phí, giá thành, doanh thu của ngành điện, kể cả điện sản xuất và điện mua ngoài để làm cơ sở cho Chính phủ xem xét lộ trình tăng giá điện.

Theo quan điểm của chúng tôi, giá bán điện phải có một mức đầu ra hợp lý theo sự tăng lên tương ứng của đầu vào và phù hợp giá cả khu vực để có lãi gộp đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, ngành điện cũng phải tiết kiệm chi phí, cắt giảm hạ thấp đến mức thấp nhất tiêu hao điện năng, áp dụng khoa học - kỹ thuật. Điện không chỉ liên quan đến sản xuất mà còn liên quan đến dân sinh, nên phải có mức giá thành phù hợp.

Nhìn chung, chúng tôi tập trung kiểm toán làm rõ chiến lược đầu tư của tập đoàn, việc huy động nguồn vốn cho phát triển theo định hướng chính, xác định tỷ trọng vốn tập đoàn đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính. Mục đích là giúp cho Chính phủ, cơ quan chức năng đánh giá xác đáng hiệu quả kinh tế hoạt động tập đoàn, tổng công ty để có đối sách phù hợp, góp phần kiềm chế lạm phát.

Thông qua việc đánh giá vốn của tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính cũng có thể phần nào đánh giá được tác động từ hoạt động của tập đoàn đến lạm phát.

"Hoạt động của khối doanh nghiệp này cần phải được giám sát chặt chẽ, đánh giá một cách đầy đủ, nghiêm túc, minh bạch thông qua kiểm toán độc lập, tin cậy nhằm nắm chắc thực trạng, có giải pháp kịp thời, phù hợp để khắc phục các yếu kém.

Chính phủ đang chỉ đạo chuẩn bị sơ kết việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế và xây dựng nghị định về tập đoàn kinh tế nhà nước".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

- Đại biểu Quốc hội cũng như dư luận chung đều cho rằng, việc các tập đoàn kinh tế đầu tư tràn lan sang ngân hàng, chứng khoán, bất động sản như vừa qua làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Nhưng lãnh đạo các tập đoàn khi báo cáo lên Chính phủ đều nói rằng việc họ đầu tư ra bên ngoài chưa đến nỗi nguy hiểm. Ý kiến của ông?

- Sau khi có kết quả kiểm toán, chúng tôi mới có được câu trả lời chính xác nhất. Nhưng điều quan trọng nhất là phải xác định rõ chính xác tỷ trọng vốn tập đoàn đầu tư ra ngoài là bao nhiêu.  Vì hiện nay, số liệu mới chỉ từ  tập đoàn báo cáo lên, chứ chưa có sự thẩm định.

Còn sau khi đã thẩm định chính xác tỷ lệ, còn phải tiếp tục xem xét hiệu quả đầu tư ra ngoài của "anh" đến đâu. Đầu tư tốt, không gây ra lạm phát, như tập đoàn nói "lấy ngắn nuôi dài" hay là tràn lan, không hiệu quả... Nếu không hiệu quả, sẽ phải xem lại.

- Kết quả kiểm toán các tập đoàn kinh tế có được công khai hay không? Ông đã dự kiến trước tác động?

- Đợt kiểm toán EVN bắt đầu vào tuần tới có thể được xem là một cuộc kiểm toán lớn nhất từ trước đến nay của chúng tôi, kéo dài 3 tháng, huy động khoảng 100 kiểm toán viên. Dự kiến đến khoảng tháng 10 năm nay mới có kết quả.

- Cá nhân ông có phải chịu bất kỳ một sức ép nào không?

- Đây là hoạt động thường xuyên, năm nay chỉ tập trung thêm chuyên đề.

"Nhiều vấn đề không được phát hiện sớm"

- Chức năng của kiểm toán là giám sát tài chính, và ông vừa nói đây là hoạt động thường niên, vậy trong các năm trước, KTNN chưa xác định được tỷ lệ vốn tập đoàn đầu tư ra bên ngoài là bao nhiêu?

- Về kinh tế vĩ mô, có những vấn đề đến khi phát sinh chúng ta mới quan tâm hơn. Trước đây, chúng tôi đều có tính toán phần sử dụng vốn của DN trong danh mục kinh doanh nhưng chưa tập trung sâu đánh giá cơ cấu đầu tư. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề đặt ra là phải tập trung sâu đánh giá lại cơ cấu đầu tư.

Như vậy, chúng tôi cũng đã có làm chứ không phải nước đến chân mới nhảy, chỉ là trước đây chưa chú trọng.

- Nhưng báo cáo kết quả kiểm toán 2006 công bố năm ngoái chưa hề có một dòng nào đề cập đến việc các tập đoàn kinh tế dùng sai nguồn vốn nhà nước đầu tư sang ngân hàng, chứng khoán. Trong khi đó, trước diễn đàn QH, Thủ tướng cũng như Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT đều thừa nhận tình trạng này đã diễn ra từ lâu?

- Đây cũng có một phần hạn chế về tính chủ động của chúng tôi, thuộc về chức năng dự báo. Thực tế có nhiều vấn đề diễn biến tương đối nhanh. Đây không phải vấn đề mới phát sinh năm vừa qua mà đã tồn tại và tích lũy từ nhiều năm, mỗi năm một chút. Nhưng chúng tôi đã không phát hiện sớm.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chủ động hơn. Kiểm toán phải làm tốt hai chức năng: Phát hiện ra những vấn đề mới phát sinh của nền kinh tế, và quay trở lại đánh giá.

Trước đây chỉ quan tâm đến việc hậu kiểm, đánh giá những kết quả. Còn tới đây sẽ chủ động hơn trong định hướng một số nội dung kiểm toán để giúp Quốc hội kiểm soát và giúp Chính phủ điều hành tốt hơn.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái:

Đại biểu Quốc hội trong kỳ họp vừa rồi rất quan tâm đến vấn đề tập đoàn kinh tế đầu tư ra bên ngoài. Kinh doanh là đa dạng nhưng mục đích chính là phải đạt được. Khi đầu tư ra bên ngoài phải đảm bảo hiệu quả và thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao. Còn những nhiệm vụ khác, chắc là trong danh mục cũng có nên họ mới làm. Chẳng hạn điện lực, phải tập trung giải quyết đảm bảo đủ điện.

Hiện nay, người ta quan tâm nhiều nhất đến cơ cấu vốn đầu tư. Khi kiểm toán, chúng tôi cũng phải kiểm chứng xem thông tin có chính xác không.

  • Lê Nhung (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;