221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1089734
Mở rộng Hà Nội: "Không thấy thông tin chạy chức"
1
Article
null
Mở rộng Hà Nội: 'Không thấy thông tin chạy chức'
,

 - Bên lề phiên họp UBTVQH chiều 23/7, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn khẳng định không thấy có thông tin về chuyện chạy chức, chạy quyền. "Việc lựa chọn cán bộ dựa trên cơ sở bố trí những người có khả năng đứng vào những vị trí chủ chốt. Tôi thấy làm rất kịp thời, dân chủ".

"Luân chuyển về quận, huyện sẽ giúp cán bộ trưởng thành"

Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn: "Hà Nội có thể sẽ có 8 phó chủ tịch". Ảnh: VNN

Chỉ một tuần nữa, Hà Nội sẽ sáp nhập Hà Tây, nhưng lãnh đạo hai tỉnh, thành vẫn phân vân về việc bốn xã của Hòa Bình chưa được nhập về huyện nào. Vậy dự kiến sẽ áp dụng cơ chế nào cho bốn xã này?

- Bộ Nội vụ sẽ ký văn bản hướng dẫn thực hiện. Theo đó, HĐND TP. HN sẽ phân đại biểu về sinh hoạt tại khu dân cư của bốn xã này. Sau 1/8, sẽ phải họp HĐND các xã đó, rồi sau sẽ họp cấp huyện, dự định về huyện nào thì xem HĐND huyện đó có đồng ý không và trình lên HĐND cấp TP, sau đó trình Chính phủ để Chính phủ ra nghị định.

Bao giờ Chính phủ sẽ có quy định về số lượng phó chủ tịch UBND TP Hà Nội mới? Số lượng dự kiến sẽ là bao nhiêu?

- Chúng tôi đang hoàn thiện nghị định, sẽ có trước 1/8. Về cơ bản sẽ giữ gần như nguyên trạng. Một bên đang có 5 đồng chí, một bên 3 đồng chí. Chúng tôi sẽ cân nhắc bố trí để có thể đủ cho các vị trí đó.

Phương án tăng thêm số phó chủ tịch các quận, huyện liệu có làm phình to bộ máy?

- Chỉ tăng thêm cho một số thôi chứ không phải tất cả các đơn vị. Nhưng phải tuân thủ qui định của luật về số lượng uỷ viên UBND cấp quận, huyện. Sao cho tăng phó chủ tịch nhưng vẫn nằm trong số lượng không quá 9 người.

Những huyện nào mới bầu 7 người thì có thể thêm được, nhưng những nơi có 9 rồi muốn tăng một phó chủ tịch thì phải bàn xem có thể rút một thành viên ủy ban khác ra thì mới có thể đưa thêm được.

Tăng lên nhiều cấp phó như vậy, Chính phủ đã dự kiến trước những khó khăn gì về mặt quản lý nhà nước hay chưa?

- Thực ra, thực hiện số cấp phó đủ theo qui định chung là tốt. Nhưng bây giờ chúng ta đang xây dựng bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực. Nhiều tổ chức được nhập vào thì không thể một lúc mà có thể thực hiện đúng ngay như quy định. Vậy nên phải chấp nhận nhiều hơn một chút, rồi dần dần sẽ giảm.

"Đội ngũ cán bộ trước kia tỏ ra lo lắng đến nay đã yên tâm hơn. Các vị trí quan trọng được bầu theo nguyên tắc tập trung dân chủ".

Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn

Ở HN hiện nay, nhiều sở như Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch hiện nay đã có 9 cấp phó. Nếu nhập thêm, số lượng cấp phó sẽ rất lớn, không lẽ chúng ta vẫn để như vậy?

Thời gian vừa qua, để thực hiện bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực, nhiều sở do cộng ba sở vào nên số lượng phó đã nhiều rồi. Bây giờ Hà Nội -  Hà Tây nhập vào thêm lần nữa thì khó khăn gấp đôi các tỉnh khác.

Nhưng đó cũng là những người có trình độ, thành tích, đóng góp, am hiểu. Một số cán bộ có thể được luân chuyển về quận, huyện với quan điểm là tăng thêm một phó để đảm nhiệm công việc trong giai đoạn khó khăn phải nhập hai địa phương, địa bàn rộng. Mặt khác, đây cũng là thử thách để các cán bộ này có điều kiện làm việc dưới địa phương để trưởng thành.

Thưa ông, bao lâu sau khi hợp nhất sẽ có con dấu mới?

- Cơ bản là đầu tháng 8 sẽ có. Hiện nay Bộ Nội vụ đã có văn bản gửi tới các cấp có thẩm quyền để tạo cơ chế, tạo điều kiện cho các đơn vị khắc dấu mới. Còn riêng hai TP Hà Đông, Sơn Tây, việc khắc dấu sẽ chậm hơn. Vì vậy họ sẽ dùng con dấu đến khi có văn bản qui định về vị trí cấp hành chính thì mới đổi.

Với hai thành phố này, phương án cấp hành chính như thế nào?

- Hiện chưa đặt ra, nhưng sẽ tương đương cấp huyện, tên thế nào thì sẽ tính.

Hiện hai tỉnh, thành có những cơ chế chính sách riêng thì đến thời điểm 1/8 sẽ xử lí như thế nào?

- Trao đổi với lãnh đạo hai tỉnh, thành, chúng tôi đã thống nhất là có thể sẽ phải duy trì những cơ chế đặc thù đến hết năm 2008. Hai cơ chế khác nhau, một lúc thay đổi ngay sẽ khó.

Hà Nội chưa tinh giản biên chế dù phình to bộ máy

Ông đánh giá như thế nào về công tác chuẩn bị của hai địa phương?

- Đây là vấn đề lớn. Thời gian qua, các lãnh đạo chủ chốt hai địa phương và các xã đều ủng hộ cao. Cấp ủy đã đi vào hoạt động thường xuyên, theo lộ trình. Việc bố trí, sắp xếp vừa đảm bảo nguyên tắc chung và đảm bảo đội ngũ cán bộ để đầu tháng 8 bầu các chức danh cho hội đồng.

Ảnh: Phạm Hải
Cho đến thời điểm này, Hà Nội và Hà Tây đã báo cáo tổng biên chế cán bộ, công chức chưa?

- Chúng tôi đang trong quá trình tổng hợp số liệu để xem xét.

Bộ Nội vụ có nhân thời điểm này, rà soát, tinh giản, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức HN?

- Hiện tại chưa đặt ra nhu cầu tinh giản. Điều quan trọng là ổn định bộ máy để cán bộ yên tâm thực hiện công việc mới, không ảnh hưởng tâm lý. Sau đó, những trường hợp dôi dư thì sẽ tiến hành tinh giản.

Thời điểm quá độ thường dễ xảy ra hiện tượng chạy chức, chạy quyền. Vậy đến thời điểm này đã có ai chạy đến chỗ ông chưa hoặc ông đã nghe thông tin nào về chuyện này chưa?

- Tôi không thấy có thông tin về chuyện chạy chức, chạy quyền. Đội ngũ cán bộ trước kia tỏ ra lo lắng đến nay đã yên tâm hơn. Việc lựa chọn cán bộ vẫn dựa trên cơ sở bố trí những người có khả năng đứng vào những vị trí chủ chốt. Tôi thấy làm rất kịp thời, dân chủ. Các vị trí quan trọng được bầu theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

  • Lê Nhung ghi

    Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,