221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1095026
Cần quy chế cụ thể về giám sát, phản biện
1
Article
null
Cần quy chế cụ thể về giám sát, phản biện
,

 - "Mặt trận là tổ chức liên minh các đoàn thể chính trị, không thể "đứng trên" các tổ chức đoàn thể. Các đoàn thể cũng vạch ra chương trình giám sát riêng của mình. Có khi người ta còn làm nhiều việc hơn mặt trận", Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) Vũ Trọng Kim nói tại cuộc họp của ban soạn thảo về quy chế giám sát và phản biện xã hội. 

Hiệu trưởng Trường Cán bộ tòa án Nguyễn Văn Thông: "Nếu quy định chỉ viết chung chung, khi đi vào thực tế sẽ rất khó". Ảnh: ND

Ông Vũ Trọng Kim lưu ý: "Chủ thể của công tác giám sát, phản biện không chỉ có MTTQ, mà còn phải kể đến các tổ chức chính trị - xã hội khác và nhân dân. Trong đó, nhân dân phản ánh ý kiến của mình thông qua các tổ chức này rồi".

Ông Kim cho rằng, nếu trong công tác phản biện, chỉ nói đến Mặt trận mà không đề cập đến các đoàn thể khác là một "thiếu sót, bất cập".

Theo ông Kim, Mặt trận đóng vai trò là người tập hợp nhân dân và liên minh các tổ chức đoàn thể xã hội nhưng không thể "trùm" lên các tổ chức kia được: "Các đoàn thể cũng vạch ra chương trình hoạt động giám sát riêng của mình. Có khi người ta còn làm nhiều việc hơn Mặt trận".

Trong bản dự thảo về quy chế giám sát và phản biện của MTTQVN hiện chưa có chương nào quy định một cách chi tiết, rạch ròi về phần công việc của riêng MTTQ và của từng tổ chức đoàn thể. "Chỉ thấy giám sát, phản biện được đưa ra rất chung chung. Cần đưa ra một chương cụ thể nói về chức năng, vai trò của 6 tổ chức đoàn thể và cơ chế phối hợp", ông Vũ Trọng Kim đề  xuất.

"Còn quan điểm cho rằng cứ giám sát là đụng chạm, mà không hiểu rằng giám sát là để góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố chính quyền. Nếu không có nhận thức đúng như vậy thì sẽ rất khó để MTTQ giám sát".

Nguyên Phó Chủ tịch MTTQ VN Đỗ Duy Thường

Mặt trận thực hiện giám sát 3 lĩnh vực: hoạt động của cơ quan nhà nước, các đại biểu dân cử, và cán bộ công chức. Do đó, hoạt động này dễ gây "đụng chạm". Chính vì vậy, nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan.

Ông Kim nhất mạnh: "Nếu một chủ thể thì dễ dàng, nhưng nhiều chủ thể thì phải có kết nối. Vấn đề đặt ra là cần kết nối thế nào để không chồng chéo, để công tác pháp lý không bị vênh nhau".

Quy chế về giám sát phản biện, một khi được thông qua sẽ được thực hiện ngay mà không có bất cứ một văn bản hướng dẫn nào. Chính vì vậy, ông Kim nhấn mạnh: "Quy chế nếu nói cụ thể được là tốt nhất. Xu hướng làm luật bây giờ là theo hướng này".

Theo Trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật MTTQ Trần Ngọc Nhẫn, hoạt động giám sát và "góp ý kiến" của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân không phải là vấn đề mới. Thế nhưng đến nay, vẫn chưa có quy chế rõ ràng, cụ thể nào cho hoạt động này nên việc triển khai còn nhiều lúng túng.

Hiệu trưởng Trường Cán bộ tòa án Nguyễn Văn Thông cũng khuyến nghị: "Quy chế cần cụ thể. Cần viết rõ hơn những câu dễ gây hiểu nhầm. Nếu quy định chỉ viết chung chung, khi đi vào thực tế sẽ rất khó". 

  • Nguyễn Dung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,