221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1095682
Sẽ tăng cường quản lý, giám sát tập đoàn
1
Article
null
Sẽ tăng cường quản lý, giám sát tập đoàn
,

 - Được đưa ra thảo luận lần đầu tiên tại cuộc gặp giữa Chính phủ và các tập đoàn hôm 8/8, dự thảo Nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát đối với TĐ kinh tế nhà nước đã "vấp" phải nhiều quan điểm chưa đồng thuận. Theo dự thảo, Nhà nước sẽ tăng cường quản lý và giám sát việc thực hiện đúng mục tiêu hình thành của các TĐ, đảm bảo cho các TĐ thực hiện tốt các nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh doanh chính.

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Tiến Cường, Trưởng Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TƯ).

TS. Trần Tiến Cường, Trưởng Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp. Ảnh: MC
Thưa ông, ông từng phát biểu rằng Việt Nam chưa có tiêu chí xác định TĐ kinh tế. Vậy dự thảo Nghị định đưa ra lần này có đặt ra tiêu chí để xác định không?

-  Tập đoàn là một tổ hợp các DN. Dự thảo đã nêu, TĐ kinh tế nhà nước là nhóm các công ty, liên kết chủ yếu dưới hình thức công ty mẹ - công ty con, có từ hai cấp DN trở lên, tạo thành tổ hợp kinh doanh gắn bó với nhau... Còn mô hình thực tế là do các DN, các tập đoàn, không thể quy định cứng nhắc.

Nghị định này nếu ban hành sẽ khắc phục được những khó khăn gì hiện nay trong hoạt động cũng như quản lý các kinh tế?

- Sẽ khắc phục được nhiều khó khăn. Chẳng hạn như các khó khăn về quản lý, giám sát TĐ, quản lý các ngành nghề kinh doanh, điều kiện thành lập...

Thủ tướng đã yêu cầu phải hoàn tất Nghị định này vào năm 2007 nhưng vì sao đến thời điểm này  dự thảo mới hoàn thành? Ban soạn thảo đã gặp phải những khó khăn gì khi nghiên cứu về một mô hình còn đang mới mẻ này?

- Đây là trong một quá trình, đi từ những ý tưởng đầu tiên, những đánh giá sơ kết, xin ý kiến, khảo sát DN, TĐ, đi từ thực tiễn  và những vướng mắc để tổng kết vào trong dự thảo nghị định.

"Nghị định nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho TĐ và TCT phát triển, đúng theo tinh thần Nghị quyết TƯ là xây dựng một số TĐ kinh tế mạnh, kinh doanh đa ngành, đa sở hữu mà Nhà nước nắm phần vốn chính".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

"Vừa qua, các bộ, ngành tài chính, kế hoạch đầu tư nhảy vào quản lý TĐ, TCT quá vất vả. Quan điểm khi ban hành Nghị định là vừa duy trì quản lý lại không làm phương hại đến tính tự chủ của DN. Chúng tôi hoàn toàn không có quan điểm "ôm" hết, quản hết như các TĐ lo ngại".

Thứ trưởng Bộ KHĐT Trương Văn Đoan

Những vấn đề phức tạp liên quan đến quyền tự chủ của DN trong TĐ, làm sao để không vi phạm và chồng lấn so với những quy định hiện hành trong luật DN. Đây là những khó khăn không phải có thể giải quyết được ngay, khiến cho mục tiêu hoàn thành từ năm 2007 bị chậm lại.

Ví dụ những quy định này giới hạn trong quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước. Còn những gì thuộc về quản lý, giám sát của NN trên quan điểm anh có làm đúng quy định pháp luật.

Siết chặt hay tạo điều kiện?

Nhưng nhiều DNNN nói dự thảo Nghị định đang dựa trên quan điểm siết chặt hoạt động thay vì tạo điều kiện cho phát triển? 

- Tinh thần là Nghị định về TĐ kinh tế sẽ phải làm rõ ranh giới giữa quản lý và giám sát để vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động một cách chủ động theo pháp luật nhà nước hiện hành, vừa giám sát được quyền chủ sở hữu của mình.

Dự thảo đã làm rõ ranh giới này như thế nào, bằng những quy định gì?

- Dự thảo đã xác định hướng dẫn quyền chủ sở hữu thông qua công ty mẹ.

Dư luận đang quan tâm đến việc làm rõ  tiêu chí hoạt động của , cơ chế chủ quản, chủ sở hữu vốn, trách nhiệm của các cơ quan trong việc đánh giá và giám sát hoạt động của cũng như đầu tư đa ngành. Những vấn đề này được điều chỉnh như thế nào trong dự thảo?

- Mong muốn của ban soạn thảo là Nghị định sẽ có một số hướng dẫn để việc quyết định đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính sẽ thuộc quyền của chủ sở hữu. Nhưng ở đây phải có sự quản lý, giám sát để đảm bảo lợi ích.

Cách đây ít lâu, Thủ tướng đã có chủ trương quy định tỷ lệ đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính không quá 30%. Tỷ lệ này đã hợp lý chưa, thưa ông?

- Đó là vấn đề thuộc vào thẩm quyền của chủ sở hữu. Trong Nghị định có nói đến vấn đề này nhưng không đưa ra một tỷ lệ cố định nào, chưa thể quy định được. Vì điều đó tùy thuộc từng lĩnh vực, từng thời điểm, từng ngành nghề, không thể cứng nhắc sẽ gây khó cho DN.

Nhưng việc giám sát đầu tư ngoài ngành sẽ theo cơ chế nào?

- Đã giao cho chủ sở hữu rồi thì anh ta sẽ phải thực hiện.

Sau này đa số các TĐ, TCT đã cổ phần hóa và theo yêu cầu là tách bạch chủ sở hữu ra thì việc quản lý, giám sát - nhất là giám sát tài chính - sẽ phải thay đổi thế nào?

- Dự thảo đã nói các công ty mẹ là công ty cổ phần, công ty TNHH, mà nhà nước vẫn chi phối thì chủ sở hữu vẫn phải giám sát. 

Có hai quy định. Thứ nhất, trường hợp Nhà nước vẫn đang giữ 100% vốn, và trường hợp đã đa dạng hóa chủ sở hữu thì Nhà nước thông qua người đại diện ở HĐQT công ty mẹ để thực hiện điều chỉnh.

Hiện cả nước có 8 TĐ và 96 TCT nhà nước. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các đơn vị này là 17%, đóng góp 40% GDP, 28,8% thu ngân sách. Tính đến cuối năm 2007, tổng số vốn chủ sở hữu của hệ thống này đã tăng 18%, tổng tài sản tăng 26%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của khối này lên đến 1,36 lần, tính đến cuối năm 2007. 

Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho hay, các TĐ, TCT đã đầu tư khoảng 7.300 tỉ đồng vào ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.

Theo dự thảo Nghị định, Thủ tướng quyết định phê duyệt danh sách chuyển đổi, phát triển và hình thành TĐ kinh tế nhà nước từ TCT nhà nước, nhóm công ty mẹ - công ty con.

Trường hợp TĐ kinh doanh các ngành liên quan phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh ngành nghề chính, hỗ trợ và phát triển cho ngành kinh doanh chính. Tỷ lệ đầu tư và thị phần của tập đoàn trong các ngành kinh doanh chính không thấp hơn mức quy định của Thủ tướng. 

  • Lê Nhung
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,