221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1100110
Trực tiếp bầu chủ tịch xã: Không loại trừ chuyện bè cánh
1
Article
null
Trực tiếp bầu chủ tịch xã: Không loại trừ chuyện bè cánh
,

 - Khẳng định chủ trương thí điểm trực tiếp bầu chủ tịch xã là "hợp lý", nhưng Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu lưu ý cần tránh việc người dân không công tâm, không vì lợi ích chung mà chỉ bỏ phiếu cho người cùng dòng họ...

Đề cao trách nhiệm cá nhân

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Chính phủ phải có đề án trình QH, khi đó QH sẽ có Nghị quyết cho làm thí điểm bầu trực tiếp chủ tịch xã. Ảnh: LN

Thưa ông, Chính phủ đang giao Bộ Nội vụ xây dựng đề án thí điểm cho người dân trực tiếp bầu chủ tịch UBND xã. Nếu làm được điều này sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế nào hiện nay khi vị trí này là do HĐND bầu và cấp trên phê chuẩn?

- Tôi nghĩ chủ trương này là hoàn toàn hợp lý. Vì vấn đề tổ chức HĐND, UBND và vấn đề dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện ấy thì chúng ta đã bàn ở nhiều kỳ rồi.

Bây giờ, Trung ương đã có chủ trương tổ chức thí điểm thực hiện, sau đó một vài năm sẽ đánh giá, tổng kết, xem hiệu quả và tính hợp lý của nó như thế nào, lúc đó sẽ sửa luật.

Để làm được điều này, Chính phủ phải có đề án trình với QH, khi đó QH sẽ có nghị quyết cho làm thí điểm. Chưa kể vấn đề này cũng liên quan đến Hiến pháp. Quốc hội phải có nghị quyết cho thí điểm việc đó để bảo đảm tính pháp lý.

Lâu nay HĐND bầu, miễn nhiệm các chức danh của UBND, nay thí điểm không có HĐND cấp quận, huyện thì ai sẽ làm điều này?

- Điều này những người lập đề án sẽ phải tính, có thể giao HĐND cấp trên, hoặc chủ tịch UBND cấp trên quyền bổ nhiệm các chức danh đó.

Giả sử người được nhân dân bầu vào vị trí chủ tịch UBND xã không phải là đảng viên thì liệu điều này có ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng không?

- Rõ ràng chúng ta thấy rằng những người giữ vị trí chủ chốt như vậy phải ở trong cấp ủy, trong thường vụ để có thể nắm vững được tất cả các chủ trương, chính sách  triển khai, quán triệt ở địa phương mình.

Vì sao khi xây dựng Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, UBND không đặt ra vấn đề này mà đến tận bây giờ mới có chủ trương thí điểm?

- Đây là một quá trình đổi mới, cải cách. Khi xây dựng luật thì cũng có bàn tới nhưng lúc đó trách nhiệm cá nhân chưa được đề cao lắm.

Người dân ở 500 xã sẽ thực hiện thí điểm bầu trực tiếp chủ tịch xã. Ảnh minh họa: VNN
Đến thời điểm này, chúng ta đang tiến hành cải cách hành chính, muốn đề cao trách nhiệm,  vai trò của một số vị trí như chủ tịch UBND cơ quan hành chính cấp xã. 

Có khuyến khích người dân ứng cử?

Làm thế nào để chủ trương này phát huy hiệu quả, tránh được bệnh hình thức, thưa ông?

- Bây giờ bầu cử trực tiếp thì người dân thể hiện ý chí của họ rồi, và trên cơ sở các điều kiện của chức danh đó, người dân sẽ bằng lá phiếu, lựa chọn ra người đại diện cho mình để quản lý, điều hành ở xã của mình.

Ở xã, phường tồn tại rất nhiều dòng họ lớn, liệu điều này có dẫn tới tình trạng bè cánh, mất đoàn kết, hoặc ông chủ tịch xã chỉ đại diện cho một dòng họ thôi hay không?

- Đây cũng đang là vấn đề được quan tâm. Làm thí điểm cũng là để tránh những trường hợp ở một số địa phương nào đó, không loại trừ đa phần dân cư ở đó thuộc một dòng họ, thuộc một gia tộc nào đó, nếu như người ta không công tâm, không vì lợi ích chung mà chỉ bỏ phiếu cho người thuộc dòng họ của người ta.

  • Lê Nhung ghi

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>