221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1104740
Không bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ
1
Article
null
Không bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ
,

Ngày 5/9, đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Luật Hình sự 1999, đại diện các cơ quan nghiên cứu pháp luật, thi hành án, xét xử và điều tra TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị không nên bỏ hình phạt tử hình đối với tội danh tham ô tài sản (điều 278) và nhận hối lộ (điều 289) mặc dù đồng tình quan điểm hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt này.

Các bị cáo tại phiên phúc thẩm do TANDTC tại TP.HCM xét xử một vụ án nhận hối lộ, đưa hối lộ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh: VNN 

Theo luật sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, việc chống tham ô, hối lộ đang là một trong những quyết tâm chính trị lớn của Đảng và Nhà nước trước tình hình tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp. Dư luận cho rằng, loại tội phạm này cần được xử lý nghiêm khắc và chặt chẽ, coi đây là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo kỷ cương, an ninh chính trị và ổn định xã hội của đất nước trong giai đoạn đang phát triển. 

Luật sư Trừng cũng đề nghị: "Đưa khung xử phạt tội trung gian đưa nhận hối lộ xuống thấp hơn khung hình phạt cho tội danh nhận hối lộ, nếu để ngang bằng dễ dẫn đến sự cấu kết che giấu tội".

Liên quan việc sửa đổi các điều liên quan môi trường, do chủ thể của BLHS là cá nhân, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc “người đứng đầu tổ chức, pháp nhân có hành vi vi phạm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự”. Việc bổ sung nguyên tắc này là hết sức cần thiết, do trên thực tế các vụ vi phạm liên quan môi trường hiện nay đều do các tổ chức, pháp nhân gây ra song chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính mặc dù hậu quả rất nghiêm trọng đối với cộng đồng và xã hội. 

Đã đến lúc cần có quy định rõ ràng về tội phạm trong lĩnh vực môi trường với quy định lượng, mức độ, phạm vi ảnh hưởng… cụ thể. Ngoài ra, cần có tội danh cho hành vi cố ý đánh giá sai tác động môi trường gây hậu quả nghiêm trọng nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với việc cấp phép đầu tư cho các dự án”, đại diện Bộ Công an đề nghị.

Nhiều ý kiến cho rằng điều luật về tội khủng bố cần được xây dựng một cách cơ bản, làm rõ bản chất chính trị của các hành vi khủng bố, trong đó xác định yếu tố cấu thành tội bao hàm ý đồ chống chính quyền nhân dân, tách biệt giữa chính trị và các vấn đề khác cũng như không lẫn lộn giữa mục đích và hành vi. Các đại biểu cũng đề nghị bỏ quy định xử lý hình sự đối với việc sử dụng chất ma túy, do quan điểm pháp lý hiện tại coi sử dụng ma túy là một loại tệ nạn xã hội, không phải tội phạm. 

Thảo luận góp ý cho dự án Luật Thi hành án dân sự (THADS), các quy định về xã hội hóa hoạt động thi hành án trong dự thảo được nhiều đại biểu quan tâm. Đa số ý kiến cho rằng, cần có bước đi phù hợp và phải thực hiện thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm để có cơ sở thực tiễn về vấn đề này trước khi đưa vào luật. Chánh án TAND TP Hồ Chí Minh Bùi Hoàng Danh đề nghị: "Phải có quy định cụ thể về tổ chức cơ quan THADS để có cơ sở xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng chức danh trong quá trình thực thi nhiệm vụ THADS".

Từ thực tế công tác THADS, ông Vũ Quốc Doanh, Phó Trưởng THADS TP Hồ Chí Minh đề nghị xem lại việc chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao con, vì quy định như vậy là không khả thi. “Đứa con không phải là tài sản (động sản), nếu thực hiện không khéo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của đứa trẻ về sau này. Hơn nữa, thực tế có trường hợp đứa trẻ không chịu ở với người được quyền nuôi dưỡng”, ông Doanh nói.

(Theo TTXVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,