Lạm phát vẫn là thách thức lớn nhất của Việt Nam
Cập nhật lúc 05:03, Thứ Sáu, 12/09/2008 (GMT+7)
- Có mặt tại Đà Lạt tuần qua, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) James Adam nhận định: "Lạm phát vẫn là thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam đã có những bài học về điều hành kinh tế vĩ mô để kiềm chế, giảm lạm phát, qua đó duy trì tăng trưởng".
Không nên nới lỏng tiền tệ quá nhanh
- Đánh giá của ông về thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay?
- Tôi cho rằng mọi khó khăn đang được khắc phục dần dần. Thách thức lớn nhất của Việt Nam vẫn là lạm phát, chứ không phải là môi trường cạnh tranh toàn cầu. Chính phủ đã hành động quyết liệt kiềm chế lạm phát và đã đạt được nhiều kết quả.
Phó Chủ tịch WB James Adam: Mọi khó khăn đang được khắc phục dần dần. Ảnh:XL |
Việt Nam cũng rút ra được một số bài học trong điều hành kinh tế vĩ mô, vạch ra những hướng đi để giảm lạm phát và duy trì tăng trưởng. Điều đáng nói nữa đó là Việt Nam vẫn đang cải thiện tốt năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam bắt đầu ổn định. Có ý kiến cho rằng đã đến lúc Chính phủ cân nhắc nới lỏng chính sách tiền tệ. Ông có ý kiến gì?
- Trong lần đến Việt Nam hồi tháng 6, tôi nhớ nhóm các nhà tư vấn tài trợ đã gửi Chính phủ thông điệp mạnh mẽ về việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Đến nay, Chính phủ đã có thể nhìn nhận kết quả của việc này.
Theo tôi, Chính phủ nên nghĩ đến việc điều chỉnh về mặt chính sách có nên tiếp tục thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ nữa hay không.
Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ cần có những điều chỉnh nhưng tôi không nghĩ rằng phải có một một biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ. Điều đó chỉ tạo ra các vấn đề rắc rối. Nhưng rõ ràng lãi suất cao cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, thậm chí đến hệ thống ngân hàng.
- Liệu Việt Nam có lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi một mặt muốn giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng nhưng mặt khác phải thắt chắt tiền tệ để chống lạm phát?
- Ở Mỹ cũng từng xảy ra tình trạng tương tự. Dư luận tranh cãi về việc nên tăng hay giảm lãi suất. Tuy nhiên, tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có những quyết định thích hợp. Đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu rủi ro nào trong các quyết định. Vì vậy Chính phủ không có lí do gì để nhanh chóng nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang trong những nỗ lực cải tổ theo hướng hiện đại hơn. Ông có ý kiến gì?
- Ngân hàng Trung ương là định chế rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong lịch sử Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước không đóng vai trò tương tự, vì ở Việt Nam trước đó không có nền kinh tế thị trường. Ngân hàng Nhà nước không có truyền thống lâu đời sống trong nền kinh tế thị trường, nên Chính phủ phải cố gắng rất nhiều để cung cấp cho người dân tất cả các dịch vụ liên quan đến ngân hàng.
Phải biết rằng ngày nay trên thế giới, nhiều người cho rằng vai trò của ngân hàng trung ương còn quyền lực hơn vai trò của Chính phủ đối với nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam rõ ràng là đang tích cực trong việc cải tổ định chế này.
-
Xuân LinhÝ kiến của bạn:
,