221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1110820
Xếp hạng tham nhũng thế giới 2008: Việt Nam lên 2 bậc
1
Article
null
Xếp hạng tham nhũng thế giới 2008: Việt Nam lên 2 bậc
,

 - Ngày 23/9, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố bảng xếp hạng năm 2008 về “cảm nhận tham nhũng”. Trong 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đứng thứ 121, cải thiện được hai bậc so với năm ngoái.

Theo định kỳ hàng năm, tổ chức Minh bạch Quốc tế (International Transparency – TI) có trụ sở tại Đức khảo sát để đánh giá xếp hạng về tham nhũng ở các nước. “Chỉ số cảm nhận về tham nhũng” đánh giá cảm nhận mức độ tham nhũng trong khu vực công, được tổng hợp trên cơ sở hàng chục cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia và doanh nghiệp.

Bảng danh sách năm 2008 bao gồm 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mức độ cảm nhận về tham nhũng được chấm từ điểm 0 (tham nhũng cao nhất) đến điểm 10 (được coi là “sạch” nhất). 

Chỉ số "cảm nhận tham nhũng" của một số nước Đông Á.
Đứng đầu bảng xếp hạng có ba nước đồng hạng nhất với 9,3 điểm, đó là Đan Mạch, Thụy Điển,  và New Zealand. Đứng thứ tư là Singapore với 9,2 điểm.

Ở dưới đáy của bảng xếp hạng là Somalia (1 điểm), Iraq và Myanmar (đồng 1,3 điểm) và Haiti với 1,4 điểm.

Những thông điệp của TI sẽ được phát biểu tại phiên họp ngày 25/9 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, cũng như tại Hội nghị sắp tới về tài trợ cho phát triển của Liên hợp quốc tại Doha, nơi các nước sẽ đưa ra những cam kết viện trợ.

Nước nghèo: Tham nhũng có thể dẫn đến thảm họa

Chủ tịch Huguette Labelle của tổ chức TI cho biết trong buổi công bố xếp hạng: “Ở các nước nghèo nhất, mức độ tham nhũng có thể là sự khác biệt giữa sống và chết, khi liên quan đến tiền cho bệnh viện và nước uống. Sự kéo dài của nghèo đói và tham nhũng đã dồn nhiều xã hội đến tình trạng thảm họa nhân đạo và không thể chấp nhận”.

Ở các nước nghèo, tham nhũng tràn lan đe dọa cuộc đấu tranh chống nghèo đói toàn cầu, đe dọa tiến trình hướng đến Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Theo Giáo sư Johann Graf Lambsdorff, một trong những người thực hiện bản báo cáo, “những bằng chứng cho thấy, việc cải thiện được 1 điểm trong chỉ số tham nhũng sẽ làm tăng thêm thu nhập bình quân đến 4% so với GDP”.

Nước giàu: Hối lộ ở nước ngoài

Báo cáo của TI chỉ ra một số nước châu Âu đã mất điểm trong năm 2008, chủ yếu do tình trạng doanh nghiệp hối lộ ở nước ngoài, cũng như những phương pháp “bị đặt dấu hỏi” trong việc thâu tóm và quản lý các bộ phận ở nước ngoài.

Chủ tịch Labelle cho biết: “Theo Công ước chống tham những của các nước trong tổ chức OECD, các công ty của OECD hối lộ ở nước ngoài sẽ bị xử tội hình sự ở trong nước. Tuy nhiên, Công ước này đã có từ năm 1999 nhưng đến nay việc áp dụng vẫn chưa đồng đều”.

Thêm vào đó là những mối lo ngại ở ngay trong nước về những vấn đề như vai trò của tiền bạc trong chính trị.

Vị trí của Việt Nam ở đâu?

Năm 2008, theo báo cáo của TI, chỉ số “cảm nhận tham nhũng” của Việt Nam là 2,7 điểm, cải thiện được 0,1 so với năm 2007.

Về xếp hạng, năm 2008 Việt Nam cũng cải thiện từ vị trí 123 của năm ngoái lên vị trí 121 trong tổng số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Kết quả chấm điểm của Việt Nam căn cứ theo 9 cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia và doanh nghiệp được thực hiện độc lập bởi các tổ chức khác nhau. Trong các cuộc khảo sát đó, Việt Nam có điểm thấp nhất là 2,4 và điểm cao nhất là 3,1.

Tổ chức TI cũng lưu ý là kết quả năm 2008 dựa vào một số cuộc khảo sát năm 2008 và cả một số từ năm 2007, vì vậy kết quả có một độ trễ nhất định.

  • Bùi Văn
    Ý kiến bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;