221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1111982
Chủ tịch xã có thể là người ngoài Đảng
1
Article
null
Chủ tịch xã có thể là người ngoài Đảng
,

 - Theo Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn, những người có thể không phải là đảng viên nhưng nếu được dân tín nhiệm và đủ các tiêu chuẩn thì vẫn có thể được bầu làm chủ tịch xã.

Ngày 26/9, tại Hà Nội, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến cho Đề án thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường và thí điểm dân trực tiếp bầu chủ tịch xã.

Các thành viên UBTƯ MTTQ nhất trí với chủ trương thực hiện thí điểm hai nội dung trên vì cho rằng "bỏ" HĐND các cấp này sẽ góp phần tinh gọn bộ máy còn bầu chủ tịch xã là phù hợp với xu thế mở rộng dân chủ, nhưng đều mong muốn làm rõ căn cứ pháp lý và cân nhắc bước đi phù hợp vì đã thí điểm rồi thì ắt sẽ nhân rộng.

UBTƯ MTTQ tranh luận nhiều về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình để dân chọn đúng người đại diện . Ảnh: LN
"70% địa phương chưa thí điểm sẽ ở trong trạng thái chờ đợi đến lượt mình", Phó Chủ tịch MTTQ Cư Hòa Vần lưu ý.

"Nên có tranh cử"

Theo Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn, chủ tịch xã do dân bầu trực tiếp sẽ được tăng thêm thẩm quyền.

Cụ thể, chủ tịch xã sẽ được quyền quyết định nhân sự, đề xuất "ghế" các phó chủ tịch và ủy viên để trình lên chủ tịch huyện phê chuẩn.

Nguyên Chủ tịch MTTQ Lê Truyền phân vân: "Ở xã vẫn còn giữ lại hội đồng nhân dân, vậy mà anh chủ tịch lại quên hội đồng đi để được quyền quyết định nhân sự, điều này liệu có xung đột?".

Ông Cư Hòa Vần cũng "tâm tư": "Trước hết phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Gọi là đại biểu của nhân dân mà không đổi mới sự lãnh đạo của Đảng thì quyết cái này, cái khác cũng chỉ là hình thức".

Dự kiến có ba nguồn giới thiệu chức danh ứng cử vào vị trí chủ tịch xã: thường trực UBND, HĐND; cử tri ở thôn bản và tự ứng cử. MTTQ sẽ tổ chức hiệp thương để chốt danh sách hai người đưa ra cho nhân dân bầu.
Theo ông, phát huy vai trò trách nhiệm cá nhân thế nào nếu "anh" chủ tịch vẫn là thành viên của HĐND, nơi mọi quyết định đều theo ý kiến "đa số".

Chủ tịch MTTQ TP Hà Nội Phạm Xuân Hằng nêu ý kiến: "Dù giao cho chủ tịch chọn phó nhưng bộ máy đồng loạt đi theo thì sao? Hiện trách nhiệm người đứng đầu còn chưa rõ ràng, chủ tịch tỉnh còn không thể cách chức một ông giám đốc sở nếu cấp ủy không đồng ý. Như vậy là giao cho anh chủ tịch xã một quyền, một cơ chế không toàn vẹn".

Tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình để dân chọn đúng người đại diện cũng là vấn đề còn nhiều ý kiến tranh luận.

Theo Bộ trưởng Trần Văn Tuấn, ngoài việc đáp ứng các tiêu chí nhất định về sức khỏe, học vấn, năng lực, phẩm chất đạo đức, độ tuổi, thì "những người có thể không phải là đảng viên nhưng nếu được dân tín nhiệm và đủ các tiêu chuẩn thì vẫn có thể được bầu làm chủ tịch".

Dự kiến có ba nguồn giới thiệu chức danh ứng cử vào vị trí này, đó là "thường trực UBND, HĐND; cử tri ở thôn bản và tự ứng cử". MTTQ sẽ tổ chức hiệp thương để chốt danh sách hai người đưa ra cho nhân dân bầu.

Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ pháp luật Lê Đức Tiết đề xuất: "Nên có tranh cử để chọn chủ tịch xã. Ứng viên phải báo cáo trước toàn dân về chương trình tranh cử và để cho dân được quyền chất vấn. Đó là cách thể hiện quyền dân chủ trực tiếp. Hàng năm, anh chủ tịch sẽ phải báo cáo với toàn dân kết quả làm việc để dân giám sát".

Theo đề án dự kiến, vị chủ tịch do dân bầu sẽ bị chính nhân dân bãi nhiệm nếu không hoàn thành nhiệm vụ và không còn được cử tri tín nhiệm. Trong trường hợp vi phạm pháp luật đã có quyết định của cấp trên thì việc bãi nhiệm sẽ thông qua HĐND.

Làm rõ mô hình tổ chức chính quyền

Tại sao lại bỏ hội đồng nhân dân quận, huyện, phường mà không  bỏ luôn HĐND xã? Tổ chức chính quyền nông thôn và đô thị khác nhau như thế nào? Bỏ đơn vị này, ai sẽ là đại diện cho tiếng nói người dân?” vẫn là băn khoăn của các thành viên mặt trận.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, do nông thôn có địa bàn rộng, khác với phường, nên duy trì HĐND cấp này vẫn cần thiết.

GS Nguyễn Duy Quý kiến nghị có thể lùi thời gian thí điểm cho đến khi nghiên cứu được mô hình tổ chức thống nhất từ TƯ xuống cơ sở. Ảnh: LN

Phó Chủ tịch HĐ dân chủ pháp luật Lê Đức Tiết nhấn mạnh: “Xã không bao giờ mất đi, đây là cơ sở, gốc rễ nên nhất thiết phải giữ được hội đồng”.

Vấn đề lựa chọn mô hình tổ chức chính quyền đã được các thành viên mặt trận đặt lên bàn thảo luận.

Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế, GS-TS Vũ Đình Bách góp ý: “Đề án chưa rõ cơ sở khoa học. Mục tiêu đề án tuy cho thấy sự đổi mới tư duy trong cải cách bộ máy do đòi hỏi của kinh tế thị trường nhưng nội dung lại chưa thay đổi”.

Theo ông Bách, lạm phát vừa qua là cơ hội để cải cách bộ máy vì mọi thay đổi, đặc biệt thay đổi về thượng tầng kiến trúc đều phải gắn với cấu trúc nền kinh tế.

Biết rằng bỏ HĐND các cấp này đi là để tinh gọn nhưng quan trọng hơn là thay đổi cấu trúc bộ máy quản lý nhà nước như thế nào?”, ông Bách nói.

GS Nguyễn Duy Quý kiến nghị có thể lùi thời gian thí điểm cho đến khi nghiên cứu được mô hình tổ chức thống nhất từ TƯ xuống cơ sở. “Còn bây giờ, TƯ tổ chức theo một cách, về tỉnh, thành phố lại tổ chức kiểu khác nhau”, ông Quý nói.

Các thành viên Mặt trận cũng chỉ ra nhiều điểm “bất nhất” e ngại dẫn đến “dân chủ hình thức” như đưa ra cải tiến bầu chủ tịch trong khi UBND lại vẫn hoạt động theo cơ chế cũ.

Nên tạo cơ chế để người dân được tham gia xây dựng chính quyền. Vừa qua, xảy ra hàng loạt chuyện mất ổn định do không phát huy được quyền tự quản của người dân”, ông Lê Đức Tiết khuyến cáo.

Đề án thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường và dân trực tiếp bầu chủ tịch xã sẽ được tiếp tục hoàn chỉnh để trình lên Chính phủ và Quốc hội.

Theo đề án, 385 xã (chiếm 4,22%) sẽ thí điểm bầu chủ tịch.

10 địa phương sẽ được thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường. Dự kiến sẽ không tổ chức HĐND quận, huyện ở 100 xã (16,77%) và thí điểm trên 484 phường (37,20%).

  •  Lê Nhung
     
                                                              Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,