221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1118068
Để tay lên tim, tìm nhà ngoại giao hào hoa
1
Article
null
Để tay lên tim, tìm nhà ngoại giao hào hoa
,

 - Khi cán bộ ngoại giao không thông thạo về văn hóa, cán bộ văn hóa ít biết ngoại giao thì cuộc "chấn hưng" ngoại giao văn hóa càng trở nên khẩn thiết - ý kiến tại hội thảo quốc gia về ngoại giao văn hóa Việt Nam ngày 15/10 tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho biết năm 2009 sẽ là Năm Ngoại giao văn hóa. Ảnh: XL

Đứng ở bục hội thảo phát biểu, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, người có hàng chục năm thâm niên trong nghề ngoại giao, nhắc lại thời Việt Nam từng có một ủy ban văn hóa đối ngoại với tư cách là một cơ quan cấp Bộ.

Ủy ban đó từng có trong tay một số công cụ quan trọng như Nhà xuất bản ngoại văn, các tờ báo tiếng Pháp, tiếng Anh, có vài Nhà văn hóa ở nước ngoài...

Thế nhưng nay hệ thống "ngoại giao văn hóa" đó đã bị thu hẹp dần, các bộ phận của nó được sáp nhập vào các bộ, cơ quan khác nhau.

Trong bối cảnh "Việt Nam muốn làm bạn với thế giới", ông Vũ Khoan nói giờ phải đem lại hơi thở mới, hay "chấn hưng" công tác ngoại giao văn hóa.

Cần hơi thở mới cho ngoại giao văn hóa

Một doanh nghiệp tham gia tài trợ cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 vừa qua ở Nha Trang kể câu chuyện về việc chi 7 triệu USD cho 9 phút quảng bá hình ảnh đất nước và bản quyền phát sóng truyền hình trực tiếp hai tiếng trên kênh NBC.

Mặc dù doanh nghiệp này đã tự nguyện chi trả khoản tiền khá lớn nói trên "vì lợi ích đất nước" song do điều kiện ràng buộc phải trả thuế thu nhập cho nhà tổ chức, doanh nghiệp này không được hưởng ưu đãi đặc biệt nào về thuế từ Nhà nước.

Theo doanh nghiệp này, để khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa ngoại giao văn hóa, nên có một cơ chế, một hàng lang pháp lý riêng biệt.

Chia sẻ quan điểm của doanh nghiệp này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh sự đa dạng hóa các chủ thể và phương thức làm công tác ngoại giao văn hóa. Khác với trước, ngày nay, không chỉ các cơ quan Nhà nước mà cả các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân người Việt Nam ở trong và ngoài nước đều có thể làm việc này.

"Làm thế nào để huy động họ "vào trận" là một vấn đề đáng được bàn thảo", ông Khoan nói. 

"Việt Nam nên là cái gì của thế giới?"

Mỗi người dân ở trong và ngoài nước là một sứ giả cho những giá trị văn hóa của đất nước. 

Chủ tịch sáng lập Trường Doanh nhân PACE Giản Tư Trung đã đặt câu hỏi như vậy khi tham luận tại hội thảo. Đóng góp ở góc độ một doanh nhân, ông Trung nói chỉ khi có một chiến lược quốc gia lâu dài cùng với những mục tiêu định vị rõ ràng như "Việt Nam nên là cái gì của thế giới" thì khi đó mới có được một định hình rõ ràng cho nền văn hóa của xã hội mà Việt Nam muốn hướng đến. 

"Việt Nam đã là một phần của thế giới và thế giới cũng đang là một phần của Việt Nam. Trong sự dịch chuyển thú vị này, Việt Nam ta nên là cái gì, sẽ là cái gì và phải làm cái gì của thế giới. Đó là câu hỏi dành cho tất cả mọi người.", ông Trung trình bày.

Để ngoại giao văn hóa Việt Nam mang hơi thở mới, Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng kiến nghị suy nghĩ về "văn hóa ngoại giao Việt Nam". Văn hóa đó không phải ở những ý nghĩa to tát mà ở ngay cách ứng xử thường nhật một cách có văn hóa của mỗi viên chức ngành ngoại giao dù ở trong hay ngoài nước.

"Để tay lên tim, chúng ta phải thừa nhận rằng, không phải người nào và không phải ở mọi nơi, các cán bộ, nhân viên ngoại giao cũng đều thể hiện được nét văn hóa cần có của một người Việt Nam thanh lịch chứ chưa nói đến một nhà ngoại giao hào hoa", ông Khoan nói.

Nguyên Phó Thủ tướng cảnh báo các giá trị văn hóa dân tộc sẽ bị hạn chế, thậm chí có thể bị tiêu diệt nếu không quan tâm giáo dục, bồi dưỡng ý thức của người dân, những sứ giả của nền văn hóa ngoại giao dù ở trong hay ngoài nước.

  • Xuân Linh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,