221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1119269
Bù lỗ xăng dầu liệu có đến 32 nghìn tỷ?
1
Article
null
Bù lỗ xăng dầu liệu có đến 32 nghìn tỷ?
,

 - Khẳng định doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang có lãi, Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách QH Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ tính lại mức bù lỗ xăng dầu liệu có lên tới 32 nghìn tỷ đồng như dự toán.

 

 

Chi thường xuyên tăng thêm 13%

 

- Tại cuộc thảo luận tổ hôm 17/10, có ĐB nói con số báo cáo các dự án giãn, hoãn ngừng triển khai thực chất là những dự án không thực hiện được. Báo cáo lên như vậy để vừa đạt thành tích chống lạm phát, vừa tránh được khuyết điểm không hoàn thành tiến độ. Vì thế,  con số cắt giảm tuy trên 35 ngàn tỷ nhưng không phải con số thực chất. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

 

- Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt việc cắt giảm những công trình dở dang kém hiệu quả...

 

Tổng số công trình Chính phủ cắt giảm kể cả đầu tư công cũng như của doanh nghiệp nhà nước vào khoảng 1.952 công trình và trên 35 ngàn tỷ đồng.

 

Nhưng con số đó không phải là con số cắt giảm bằng số tiền cụ thể mà thực chất là sắp xếp, bố trí lại, dồn vốn cho các công trình hiệu quả sắp hoàn thành, hoặc công trình đã bàn giao nhưng thiếu vốn để nhanh chóng đưa vào sử dụng.

 

Tương tự, báo cáo là giảm chi thường xuyên 10% tương đương 2.800 tỷ cũng không phải là cắt hẳn đi số tiền này mà là chuyển hướng đầu tư cho an sinh xã hội.

 

Do đó, tổng chi ngân sách không thay đổi, thậm chí còn tăng lên. Dự toán đầu tư cho xây dựng cơ bản chỉ có 98 nghìn tỷ đồng nhưng thực chất là 118 nghìn tỷ.

 

Chi thường xuyên cũng tăng lên 13,3% so với dự toán và 26,6% so với 2007.

 

 

 - Có nghĩa là việc đình hoãn dự án chậm tiến độ và cắt giảm các khoản chi không cần thiết đã chưa đạt kết quả như yêu cầu? 

 

Ông Phùng Quốc Hiển (trái).
 - Đúng là Chính phủ có điều chỉnh song việc cắt giảm chưa làm quyết liệt, chưa làm thực sự nên bội chi vẫn còn cao.

 

Vì thế, trong báo cáo thẩm tra sẽ trình ra QH mấy ngày sắp tới về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chúng tôi sẽ đánh giá về việc một số nơi chưa tự giác thực hiện chủ trương cắt giảm như yêu cầu đặt ra với năm nay.

 

- Ủy ban Tài chính – Ngân sách có đề xuất nào lên Chính phủ để việc rà soát và cắt giảm này trong năm 2009 nhằm đạt được kết quả thực chất hơn?

 

- Kiềm chế lạm phát phải làm liên tục nên năm 2009 tới vẫn phải rà soát nhưng sẽ chú trọng đầu tư cho công trình hiệu quả để tạo điều kiện phát triển kinh tế. 

 

Còn số tiền đầu tư xây dựng cơ bản sở dĩ tăng 20 nghìn tỷ so với dự toán vì giá cả tăng.

 

Tăng thu nhưng chưa yên tâm

 

Trong 2 ngày cuối tuần, giá xăng đã giảm hai lần, mỗi lần 500 đồng/lit. Ảnh: Nguyễn Nga

- Thu vượt dự toán năm 2008 lên  tới 76 nghìn tỷ đồng nhưng Ủy ban ông lại cho là con số này tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Cụ thể là những bất ổn gì?

 

- Chính là ở giá dầu thô, từ xuất nhập khẩu. Dầu thô chiếm tỷ lệ lớn nên nếu giá tăng là đáng mừng, còn tụt như bây giờ là bất ổn.

 

Hay, chúng ta dự trù giá dầu thô năm tới là 90 đôla/thùng nhưng ngay ở thời điểm này giá thế giới đã xuống còn 72 đô la, thậm chí còn xuống nữa, thì rõ là bất ổn.

 

Mặt khác, tăng thu một phần dựa vào tài nguyên đất đai, là những thứ không thể tái tạo được. Chính vì tăng thu từ nội lực không nhiều, ngay cả khu vực DNNN tăng thu so với dự toán chỉ có 1,52%... nên tuy tăng đấy nhưng không yên tâm.

 

- 2009 là thời điểm tăng lương, bắt đầu áp dụng nhiều biểu thuế mới như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ lại ưu tiên đầu tư cho an sinh xã hội và rõ ràng giá dầu thô thế giới đang giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách. Nhưng Chính phủ vẫn đưa ra chỉ tiêu tăng thu vượt 4,76% so với 2008, ông thấy có khả thi?

 

- Năm 2009 thu sẽ khó khăn khi nền kinh tế có biểu hiện suy giảm không đảm bảo tốc độ như trước đây, cộng thêm biến động thị trường thế giới.

 

Số liệu mà Chính phủ trình ra sẽ rất căng trong điều kiện này. Vì ưu tiên chi cho lương và an sinh xã hội nên chi cho đầu tư sẽ giảm.

 

Điều quan trọng là phải thay đổi cơ cấu chi của ngân sách. Vì đầu tư từ ngân sách chỉ giải quyết cho cơ sở hạ tầng, nó không có khả năng thu hồi vốn. Khoản chi này phải như chất xúc tác để thúc đẩy nguồn đầu tư của những thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Đó mới là vấn đề quan trọng.

 

Xăng dầu liệu có giảm giá được nữa?

 

Ủy ban Tài chính – Ngân sách kiến nghị làm rõ ngay trong phiên khai mạc về việc ước chi bù lỗ dầu 32 nghìn  tỷ đồng , việc này đã tiến triển đến đâu, thưa ông?

 

- Chính phủ sẽ phải làm rõ điều này.

 

Bởi vì theo dự toán hồi đầu năm, lúc giá dầu tăng cao, tính ra phải bù lỗ tới 32 nghìn tỷ đồng.

 

"Hiện nay các DN đang trích từ lãi ra 1.000 đồng/lít để bù cho khoản lỗ cũ nên có DN phải sau một năm mới bù hết lỗ" (Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh). 

Nhưng từ tháng 7/2008 đến nay, khi xăng dầu bắt đầu được điều hành theo cơ chế thị trường, giá dầu thế giới đã giảm, cộng với giá bán ra lâu nay tương đối ổn định nên rõ ràng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã bù được lỗ cũ và mấy tháng cuối năm, sẽ có lãi. Chính phủ chỉ còn bù lỗ cho diezen nữa thôi.

 

Thế thì cho dù dự toán đưa ra là 32 nghìn tỷ nhưng chắc chắn chưa đến. Ủy ban đề nghị Chính phủ cần rà soát lại thực chất xem bù lỗ hết bao nhiêu cũng là để tính mức dự toán bù cho năm tới sao cho phù hợp.

 

Đưa ra kiến nghị như thế, chắc hẳn Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng đã dự kiến được mức chênh lệch?

- Dự toán đưa ra ở thời điểm giá dầu thế giới đang ở mức 100-110 đôla/thùng, nay xuống  còn 67 đôla/thùng, giảm đi 1/3. Còn cụ thể bao nhiêu thì Chính phủ phải đưa ra con số.

- Mấy ngày qua, giá xăng đã lần lượt giảm 2 lần, mỗi lần 500 đồng. Theo nhiều tính toán thì với giá nhập như ở thời điểm này, có giảm thêm nữa thì DN vẫn lãi, ông thấy giá xăng dầu trong nước khả năng còn điều chỉnh tiếp được nữa?

Nhiều năm chúng ta đã bao cấp với xăng dầu. Không chỉ bao cấp cho dân mà cho cả doanh nghiệp, thế là không hợp lý.

 

Bây giờ tốc độ giảm giá bán lẻ xăng dầu chưa theo kịp với thế giới nhưng tác động phải có độ trễ.

 

Do đó, giảm bao nhiêu còn phải tính trên một mặt bằng bình ổn để đưa ra giá xăng ổn định chung sao cho không làm tăng sức ép lên ngân sách  Nhà nước, không ảnh hưởng đến thu nhập người tiêu dùng và hoạt động của doanh nghiệp.

  • Lê Nhung (thực hiện) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,