221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1120223
Bộ trưởng Bộ TNMT: Dứt khoát phải đóng cửa Vedan
1
Article
null
Bộ trưởng Bộ TNMT: Dứt khoát phải đóng cửa Vedan
,

 - "Với Vedan không thể châm chước. Họ lừa dối và xảo quyệt từ năm 1997 khi đổ 1 tấn chất thải sau lên men vào rừng cao su, người dân được 100 nghìn đồng rồi tung tin làm thế có lợi cho cây trồng, tôi lúc đó đã kịch liệt ngăn chặn", Bộ trưởng Bộ TNMT Phạm Khôi Nguyên chia sẻ bên hành lang phiên họp QH sáng nay (22/10).

Vedan phải bỏ ra ít nhất 50 triệu đôla đầu tư cho môi trường

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: "Tôi cho thời hạn cụ thể nếu không nộp đủ thì sẽ không cho mở cửa sản xuất trở lại". Ảnh: VA

- Mặc dù Bộ TNMT đã yêu cầu và có văn bản hướng dẫn xử lý nhưng tại sao tỉnh Đồng Nai vẫn chần chừ trong xử phạt công ty Vedan?

- Tôi đã làm việc với lãnh đạo Đồng Nai. Ai gây ô nhiễm người đó phải bỏ tiền bồi hoàn thiệt hại. Người dân bị ảnh hưởng có quyền kiện ra tòa đòi bồi thường. Công ty Miwon đã đóng cửa, tỉnh Phú Thọ đã làm rất tốt.

-  Đến bây giờ đã có đánh giá cụ thể tổng thiệt hại môi trường mà Vedan gây ra cho sông Thị Vải chưa?

- Bộ TN&MT đang thành lập các nhóm chuyên gia khảo sát 10km sông Thị Vải chết để đánh giá từ phương diện sinh học, chất lượng nước, thiệt hại kinh tế… Các nhà KH đã bắt đầu vào cuộc đánh giá thiệt hại để bắt buộc Vedan phải chịu trách nhiệm.

Trước mắt mới xử lý hai việc. Đó là xử phạt vi phạm pháp luật môi trường gần 270 triệu và truy thu trốn tiền phí nước thải từ năm 2004 trở lại đây với số tiền 127 tỷ đồng. Còn tất cả hành vi khác đang tiến hành đánh giá. Mức độ bồi thường không nhỏ.

- Theo tính toán của ông thì những thiệt hại đó sẽ phải bồi thường đến mức độ nào?

- Lợi nhuận mà Vedan thu về hàng năm sau thuế là 15 triệu USD. 

Công ty Vedan thuộc hạng mục công trình công nghệ vi sinh lẽ ra phải đầu tư 10-15% tổng mức đầu tư để xử lý môi trường. Tổng chi phí đầu tư cho nhà máy lên tới 500 triệu USD thì phải bỏ ra ít nhất 50  - 70 triệu USD để xử lý môi trường nhưng hiện nay họ mới bỏ ra 3 triệu USD.

Thứ hai về vấn đề xử lý nước thải. Mỗi khi có đoàn thanh tra, kiểm tra thì công ty này lại cho qua bể xử lý nên không phát hiện được sai phạm. Nhưng sau đó công ty này sử dụng đến 4 hệ thống đường ống trong đó 2 hệ thống đường ống nước thải không qua xử lý, hai hệ thống đường ồng nước dịch không xử lý, cắm sâu rồi thải ra sông.

- Công ty Vedan đã nộp phạt 127 tỷ phí môi trường chưa?

- Họ đang cố tình trì hoãn và kéo dài thời gian. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là vẫn phải kiên quyết xử lý. Tôi cho một thời hạn cụ thể nếu không nộp đủ thì sẽ không cho mở cửa sản xuất trở lại.

Xử lý Vedan: Phải làm đến cùng

-  Đã có gần 1.000 lá đơn của người dân kiện công ty Vedan. Ông đánh giá thế nào về phản ứng này?

"Vedan đã vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm đạo đức đối với môi trường và lừa dối pháp luật nhà nước VN".
- Để khởi kiện, người dân phải mời luật sư đứng ra đòi quyền lợi. Trong đó, ngành y tế phải đánh giá tổn hại về sức khỏe, ngành nông nghiệp phải tính toán những thiệt hại gây ra cho cây trồng, thủy sản…

Người dân bị ảnh hưởng thì không ai cản trở họ kiện. Họ có toàn quyền theo quy định của pháp luật.

Tới đây luật hình sự sẽ quy định rõ ràng hơn, chi tiết hơn và dễ làm hơn với tội danh về vi phạm môi trường. Luật hình sự lần này dứt khoát phải sửa chương 18. Hiện với 10 điều trong khung tội phạm thì xử phạt về môi trường còn rất sơ sài vì khi xây dựng luật mình chưa va chạm. Đây có thể coi là vấn đề mới của Việt Nam. Lúc đó hình dung mọi chuyện còn đơn giản.

-  Công ty Miwon (Phú Thọ) sau khi phát hiện việc xả nước thải ra sông Hồng ngay lập tức đã bị đình chỉ hoạt động và xử phạt. Nhưng vì sao sai phạm của công ty Vedan lớn gấp nhiều lần như vậy lại chưa thể xử lý dứt điểm?

- Đúng là UBND tỉnh Phú Thọ đã làm rất tốt. Còn đối với công ty Vedan Đồng Nai thì quan điểm dứt khoát là phải đóng cửa. Bộ TNMT sẽ làm đến cùng cho đến khi phải làm lại toàn bộ hệ thống nước thải nổi trên mặt đất và nước thải phải qua hệ thống xử lý đạt chuẩn mới cho ra môi trường.

Vedan phải xóa toàn bộ hệ thống ngầm gian dối. Đối với Vedan không thể châm chước một điều gì. Doanh nghiệp này đã gian dối ngay từ khi xây dựng nhà máy nên phải xử lý đến cùng. Vedan đã vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm đạo đức đối với môi trường và lừa dối pháp luật nhà nước VN.

Tôi theo đuổi Vedan từ năm 1997. Họ lừa dối và xảo quyệt khi đổ 1 tấn chất thải sau lên men vào rừng cao su,  người dân được 100.000 đồng và rồi tung tin là điều này có lợi cho cây trồng. Rồi lại loan tin, chất sau lên men tạo rong biển, thức ăn cho cá rồi đổ ra biển Vũng Tàu. Chính tôi lúc đó đã kịch liệt ngăn chặn.

Sẽ thanh tra các nhà máy bia, giấy, dược liệu

Sai phạm của Vedan đã kéo dài nhiều năm. Ảnh: VNN
- Tuy nhiên, dư luận cho rằng ngoài Vedan thì còn rất nhiều nhà máy, xí nghiệp khác vô tư vi phạm nhưng chưa bị xử lý?

- Tới đây sẽ cho lắp hệ thống quan trắc điện tử để đo các chỉ số hoạt động của nhà máy Vedan.  Khi đó thì mọi chỉ số sẽ hiện lên cụ thể. Chúng tôi làm điều này không những chỉ xử nghiêm Vedan mà còn là lời cảnh báo đối với các nhà máy xí nghiệp khác.

Tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục để nghị UBND các tỉnh, các Sở công an kiểm tra tất cả các nhà máy bột ngọt, kể cả các nhà máy dược liệu, nhà máy bia, hoá chất, giấy... là những nơi có lượng chất thải nguy hại ghê gớm và đang có vấn đề. Thêm nữa là việc xử lý các khu công nghiệp gây ô nhiễm. Mà lần này ra quân là ra quân đồng đều chứ không chỉ xử lý riêng Vedan.

- Thưa ông, với những sai phạm nặng như vậy song chế tại xử phạt lại quá nhẹ. Vậy tới đây liệu có đề xuất tăng mức xử lý cả về hành chính lẫn hình sự  lên không?

-  Hiện nay khung xử phạt còn quá thấp. Khung tối đa chỉ 70 triệu đồng. Như công ty Vedan chẳng hạn, cộng tất cả các sai phạm vào thì họ chỉ phải đóng 275 triệu đồng. Tới đây khung xử phạt sẽ lên 500 triệu đồng. Với khung xử phạt như vậy thì tính răn đe sẽ cao hơn.

Thứ hai là về luật hình sự. Trong khung 10 loại tội phạm về môi trường thì tới đây khả năng sẽ phải bổ sung thêm.

Thứ 3, với các DN nước ngoài, luật pháp vẫn còn chưa kín kẽ. Hiện nay đang có một số điểm vướng là trong khung hình sự chỉ xử lý cá nhân. Vậy nhưng TGĐ Vedan làm thuê cho chủ bên Đài Loan, nên khi Vedan có chuyện, TGĐ đã về bên kia chỉ còn Phó TGĐ.

Đây cũng là bài học để sắp tới sẽ phải điều chỉnh vì gần như chúng ta chưa khởi tố đối với cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài khi vi phạm pháp luật. Xử lý vi phạm môi trường ở Vedan sẽ đi tiên phong trong việc này.

Vừa rồi chúng tôi đã ngồi với các cơ quan VKSNDTC, TANDTC, Bộ công an để bàn xem sẽ sửa đổi như thế nào để lấp những lỗ hổng trên.

Nhưng đề xuất phạt tối đa 500 triệu so với chi phí 50 - 70 triệu đôla một DN bỏ ra để xây dựng hệ thống xử lý môi trường thì dễ xảy ra chuyện họ sẵn sàng nộp phạt để vi phạm?

- 500 ở đây là xử phạt tối đa cho 1 hành vi,  ví dụ như Vedan có 10 hành vi phạm pháp nếu cộng lên thì con số rất lớn.

Ngoài các quy định thì ông nghĩ gì nếu có cách nào đó để kéo cả xã hội cũng tham gia giám sát đối với những vi phạm của những công ty như Vedan?

- Vừa rồi người dân đã đồng loạt tẩy chay không ăn bột ngọt Vedan đấy thôi. Hiệp hội người tiêu dùng sẵn sàng kêu gọi người dân không ăn bột ngọt, còn hội nông dân đề nghị người trồng sắn, mía đi kiện công ty này để đền bù thiệt hại nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nông dân. Cần có những tổ chức đứng sau để tư vấn cho dân.

  • Lê Nhung (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,