221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1123173
Dự kiến tăng thuế nhập khẩu xăng đến 25%
1
Article
null
Dự kiến tăng thuế nhập khẩu xăng đến 25%
,

 - Để không giảm quá mức thu, Bộ Tài chính dự kiến sẽ tăng thuế nhập khẩu xăng dầu ở mức hợp lý, dự kiến xăng sẽ áp 25% so với 5% như hiện nay, dầu diezel sẽ là 15%.

Thắt chỗ này, nới chỗ khác

ĐBQH tiếp tục tranh luận về tỷ lệ bội chi ngân sách 4,8% GDP. Ảnh: LAD
"Chủ trương thắt chặt chi tiêu công, kiềm chế lạm phát, nhưng thực tế chi tiêu công tăng 10%, chi quản lý hành chính tăng 13,3% dự toán và tăng 26,6% so với 2007?",  ĐBQH Hoàng Thị Hạnh (Bắc Giang)  đặt vấn đề tại phiên thảo luận tại Hội trường ngày 30/10 về ngân sách nhà nước. Bà Hạnh than phiền cắt giảm nhưng hội họp vẫn "liên miên", hiệu quả  tiết kiệm "chẳng thấy đâu".

Nhiều ĐB đề nghị Chính phủ làm rõ chuyện tuy Bộ KH&ĐT nói số tiền tiết kiệm từ các dự án đình hoãn sẽ tái đầu tư cho các dự án cấp bách nhưng lại không công khai cụ thể danh sách.

Dẫn ra con số chi đầu tư xây dựng cơ bản năm vừa qua vẫn tăng trên 18 nghìn tỷ đồng, ĐB Bùi Thị Hòa (Đăk Nông) chỉ rõ, các biện pháp khắc phục chi tiêu chưa thật sự triệt để nên thắt chặt chỗ này, nới lỏng chỗ kia, thiếu minh bạch và nhất quán.

Nhân chuyện này, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) kiến nghị, vấn đề công khai minh bạch trong tài chính ngân sách vẫn chưa được coi trọng. Vẫn còn tình trạng mập mờ, chưa rõ ràng như chuyện điện, xăng dầu vừa qua...  "Tại sao lãnh đạo EVN dám nói là không thể tách được phần thu trước  và sau khi điều chỉnh giá? Khi hạch toán chỉ chỉnh một dấu phẩy thôi thì kết quả cũng đã khác", ông Hùng nói.

Kỷ luật tài chính chưa nghiêm là vấn đề được ĐBQH mổ xẻ cặn kẽ.

Cần giảm dần nguồn thu từ việc bán tài nguyên

Thảo luận về hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước, ĐBQH cũng tập trung phân tích khoản chi đầu tư 10.641 tỷ đồng, vượt 7% so với dự toán năm 2008 cho các TĐ, TCT.

Bà Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) kiến nghị, ngoài 9.000 tỷ đồng đầu tư trở lại cho dầu khí, số còn lại nên hỗ trợ DN vừa và nhỏ.

Ông Nguyễn Văn Sĩ (Quảng Nam) cho rằng, số tiền này nên tái đầu tư cho các  lĩnh vực cấp thiết khác, chẳng hạn khu  vực nông thôn.

ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) cũng đề nghị làm rõ hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, đặc biệt là vấn đề chi chuyển nguồn và tồn dư kho bạc lớn, kết dư một số nơi vẫn còn lớn, trong khi vẫn đi vay để đầu tư với lãi suất cao.

"Rõ ràng chúng ta phải lựa chọn chi như thế nào để có thể nuôi dưỡng thu trong tương lai, vì dần dần phải làm sao thu được nhiều để chi chứ lúc nào cũng muốn chi mà không nghĩ tới thu thì tôi cho rằng đó là cách nhìn ngắn", ông Nguyễn Đăng Vang (Bình Định) nhấn mạnh.

Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế  Lê Quốc Dung cho rằng thu ngân sách không những thiếu bền vững mà còn đáng ngại cả trước mắt và lâu dài. "Vì nếu trừ nguồn thu từ tiền sử dụng đất khoảng 22 nghìn tỷ thì nguồn thu nội địa từ bản thân nền kinh tế chỉ chiếm 46%. Trong đó các nguồn thu bấp bênh lại quá cao, chiếm tới 54% như mua bán dầu thô, bán than, thuế xuất nhập khẩu, thu vay, thu viện trợ v.v...".

2008 là năm thị trường BĐS đóng băng nhưng thu từ đất tăng 33% so với dự toán. "Nghĩa là các địa phương đã chuyển mục đích sử dụng nhiều diện tích đất đai, nhất là đất lúa để tăng thu ngân sách cho những năm qua là quá lớn, không cơ bản, gây phức tạp, quá lộn xộn và lãng phí", ông Dung phân tích.

Ông Dung mong Chính phủ sớm có kế hoạch tạo nguồn thu mới, cơ cấu lại nguồn thu ngân sách cho bền vững và công bằng theo hướng bên cạnh các biện pháp chống thất thu, xóa bao cấp thì cần xây dựng mới và nâng mức thu các sắc thuế, phí, tăng thu các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều phúc lợi công cộng làm ô nhiễm môi trường và các tầng lớp dân cư có mức sống cao. Đặc biệt, cần giảm dần nguồn thu từ việc bán các tài nguyên, nguyên liệu thô, giảm dần nguồn thu tiền sử dụng đất.

Tăng thuế nhập khẩu xăng lên 25%

Ảnh: VNN
Trước đề nghị giải trình phương án điều chỉnh ngân sách khi giá dầu thô giảm và nguy cơ thiểu phát 2009, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nói, các bộ, ngành đang ngồi lại với nhau để thống nhất phương án chi tiết.

Theo Bộ trưởng Ninh, nếu dự báo để đưa ra xây dựng dự toán  ở mức cao, nhưng thực tế thực hiện ở mức thấp thì rất bị động trong điều hành. "Vì vậy, Chính phủ dự kiến giá dầu thô 3 tháng cuối năm và năm 2009 sẽ ở mức 70 đô la/thùng, đồng nghĩa với việc sẽ giảm thu ngân sách khoảng 36 nghìn tỷ và gần như Bộ sẽ phải xây dựng lại một dự toán thu - chi ngân sách mới".

Để không giảm quá mức thu, Bộ Tài chính dự kiến sẽ tăng thuế nhập khẩu xăng dầu ở mức hợp lý, dự kiến xăng sẽ áp 25%. Dầu diezel sẽ là 15%, dầu mazut và dầu hỏa sẽ áp 25%.

Năm 2009, dự kiến sẽ phải giảm chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi một số chính sách, chế độ đã dự kiến.

"Chính phủ sẽ cập nhật diễn biến của tình hình để có sự điều hành phù hợp, trường hợp nếu giá dầu thô giảm thấp hơn nữa thì tiếp tục điều chỉnh giá giảm chi tương ứng, trường hợp nếu giá dầu tăng cao hơn thì Chính phủ tiếp tục triển khai các chính sách đã dự kiến và đảm bảo các khoản chi đầu tư thường xuyên đã dãn. Mọi tình hình sẽ được báo cáo với Thường vụ QH và QH tại kỳ họp gần nhất", ông Ninh nói.

Ngày 31/10, QH sẽ thảo luận ở hội trường (truyền hình trực tiếp) về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tham nhũng.

Bộ Tài chính vừa có Quyết định số 95/2008/QĐ-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Theo đó thuế xăng dầu được điều chỉnh lên mức 15%. Các loại dầu nhẹ và các chế phẩm như xăng động cơ có pha chì và không pha chì, loại cao cấp; xăng máy bay và các loại dung môi khác đều có mức thuế là 15%.

Nhiên liệu diesel dùng cho động cơ tốc độ cao và nhiên liệu diesel khác 10%.

  • Lê Nhung
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,