221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1123177
Tổng TTCP: Chống tham nhũng khó nên không thể làm ào ào
1
Article
null
Tổng TTCP: Chống tham nhũng khó nên không thể làm ào ào
,

 - "Đơn thư tố cáo của dân, của cán bộ công chức ngày càng nhiều hơn, quyết liệt hơn, chứng tỏ công việc chống tham nhũng đang được làm ráo riết hơn", Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trao đổi bên hành lang phiên họp QH ngày 30/10, một ngày trước khi QH thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng.

"Do hiểu nhầm"

Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền. Ảnh: VNN

Báo cáo của Chính phủ đưa ra nhận xét tình hình tham nhũng diễn biến phức tạp hơn nhưng số vụ việc phát hiện, xử lý lại giảm. Có gì mâu thuẫn ở đây không, thưa ông?

 - Thường có sự ngộ nhận khi ta nói là tính chất nghiêm trọng, phức tạp ở thời điểm này so với thời điểm khác. Tưởng như nhau nhưng thực ra rất khác nhau.  

Ví dụ, trước khi có Nghị quyết TƯ 3 chỉ đạo chống tham nhũng thì tình hình được đánh giá là nghiêm trọng và phức tạp nhưng ở mức độ và phạm vi rộng hơn, nhiều hơn, thậm chí có những vụ tồn đọng kéo dài mà chưa được giải quyết.

 Đến nay, qua 2 năm thực hiện NQ rồi, cũng đã giải quyết rất nhiều vụ việc. Mức độ phức tạp và nghiêm trọng vẫn còn nhưng không phải giữ nguyên như cũ. 

Thứ hai, một số vụ việc do chúng ta đã ráo riết làm trong 2 năm qua nên dĩ nhiên phải giảm. Thứ ba, hành vi tinh vi hơn, có sự liên kết và có cả yếu tố nước ngoài nữa nên phức tạp hơn. Việc điều tra, khởi tố, phát hiện để xử lý đương nhiên cũng khó hơn. Khó hơn và ít đi cũng là một tất yếu.

Thực tế 2 năm qua đã giải quyết rất nhiều vụ. Cái gì đã khó thì không thể làm ào ào, làm nhiều được. Chúng ta nhấn mạnh sự nghiêm trọng và phức tạp là để không chủ quan. 

Ông nhận định như thế nào về nhận định của UBTVQH rằng việc chống tham nhũng đang "xìu dần", kết quả không cao bằng quyết tâm?

- Dư luận chung đang cho rằng công tác này vừa qua có vẻ chùng xuống. Nhưng theo đánh giá của Ban chỉ đạo TƯ phòng, chống tham nhũng, có lẽ chúng ta chỉ nhìn một số vụ việc kéo dài hoặc xử lý chưa gọn thì cho là vậy. 

Nguyên nhân là do chưa công bố đầy đủ thông tin và một số vụ việc là do hiểu nhầm. 

Như vụ ông Nguyễn Việt Tiến, hồi đầu cứ nói "nhiều sai phạm", về sau thấy ít dần đi và cuối cùng không bị xử lý hình sự mà chỉ xử lý hành chính. Dư luận thấy thế nên nói có vẻ như chống tham nhũng đã  làm không ráo riết, kiên quyết.

Nhưng tinh thần ở đây là phải làm đúng bản chất vấn đề. Tôi khẳng định dư luận nói “có vẻ chùng xuống” là do thông tin chứ không phải do bản chất vấn đề.

Hoặc, nhiều việc bản chất không nghiêm trọng nhưng do cách xử lý của những cá nhân có trách nhiệm chưa chính xác nên gây ra hiểu nhầm. Chẳng hạn vụ việc Lô Ích Giang ở Cao Bằng, vừa rồi đã bị kỷ luật. Nhưng do chưa công khai nên dư luận nói chưa xử đến nơi. Hình thức kỷ luật thế nào, tôi chưa có thẩm quyền công bố. 

Có lợi khi chủ tịch tỉnh đứng đầu ban chỉ đạo địa phương

Nhưng chống tham nhũng thì quan trọng là người dân phải nhìn thấy, cảm thấy chuyển biến. Ông có tìm hiểu xem tại sao dư luận lại có cảm giác là nó chùng xuống không? 

- Thực tế các cơ quan chức năng vẫn làm quyết liệt và phải nói là đơn thư tố cáo của dân, của cán bộ công chức ngày càng nhiều hơn, quyết liệt hơn chứng tỏ công việc này được làm ráo riết hơn.  

Nói chùng xuống là do cách thông tin của chúng ta. Nhất là trong một số vụ án xử lý có phần khó, phải xử đi xử lại hoặc có một số vụ việc xử rồi nhưng dư luận cho rằng chưa đến nơi đến chốn.  

Dư luận nói như thế, chúng ta cũng phải lắng nghe nhưng quan trọng là phải phân tích đúng bản chất vấn đề, tức là hiện nay chúng ta đã làm được gì.  Tôi thấy chúng ta cũng đã làm ráo riết. Kết luận từ hội nghị vừa rồi của Ban chỉ đạo địa phương nói rằng công tác phòng chống tham nhũng vẫn được thực hiện một cách tích cực. 

Liên quan đến số lượng án treo, đại biểu QH đặt vấn đề  phải chăng có sự nương nhẹ đối với tội phạm? 

- Giờ chúng ta phải tổng kết lại. Bởi xử lý trong một số vụ việc thì cấp nào xử án treo nhiều hoặc trong trường hợp nào là án treo nhiều chứ tôi cũng chưa đánh giá việc này.  

Theo dõi chung tôi thấy rằng có thể chúng ta có cảm giác chứ không phải là án treo nhiều, ta chưa dẫn chứng được cụ thể. Ví dụ, ở trong vụ án nào xử treo nhiều hoặc so năm nay với năm trước, có phải treo nhiều hơn không? Vậy mà có ĐB đã vống lên nói rằng bây giờ có 30%, tôi chưa thấy có số liệu nào như thế. 

Đã có tổng kết nào về hiệu quả hoạt động của các ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng địa phương do lãnh đạo các ủy ban tỉnh đứng đầu chưa, thưa ông?

- Ban chỉ đạo địa phương mới thành lập năm qua nên hình thành chưa đầy đủ và ổn định. Muốn đánh giá phải kiểm tra và phân tích. Nói chung, việc hình thành do chủ tịch tỉnh đứng đầu là có lợi vì người đứng đầu địa phương là người nắm việc thực thi pháp luật nên sẽ đánh giá và chỉ đạo tốt nhất. Chủ tịch tỉnh cũng là người nắm mọi nguồn lực và quyền hành nên huy động cho chống tham nhũng cũng tốt hơn. 

Ban chỉ đạo địa phương không can thiệp xử lý vụ án,  không can thiệp vào công việc cụ thể của cơ quan chức năng, ngay cả với hoạt động thanh tra cũng không can thiệp vào những kết luận của thanh tra mà chỉ để giám sát và thúc đẩy.

Nhiều vụ việc cứ để cơ quan điều tra rồi Viện kiểm sát truy tố, khi đưa ra xét xử không xong thì lại làm lại. Bây giờ phải có sự phối hợp từ đầu, mà đã đưa ra xét xử là xét xử trực tiếp quyết liệt chứ không để nhùng nhằng.

  • Lê Nhung (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;