221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1127621
Thống đốc thừa nhận mạnh tay rót tiền vào BĐS, chứng khoán
1
Article
null
Trả lời chất vấn của QH:
Thống đốc thừa nhận mạnh tay rót tiền vào BĐS, chứng khoán
,

 - Đăng đàn ngắn nhất (60 phút) nhưng Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cũng là người "báo cáo thành tích" dài nhất (hơn 20 phút) khiến chủ tọa Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc nhở, còn các ĐB phải lưu ý ông "không nói lòng vòng, trật trọng tâm".

Sẽ tham mưu cho Chính phủ điều hành linh hoạt

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: "Nếu bà con ĐBSCL chưa bán được lúa gạo, ngân hàng sẽ cho gia hạn nợ". Ảnh: VA

Trong thời gian ngắn ngủi, phần trả lời của ông Giàu quanh chính sách tiền tệ thắt chặt khiến DN vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn, chính sách tỷ giá, rót tiền cho chứng khoán, bất động sản... không làm thỏa mãn ĐB.

ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) mở đầu: "Sau cú "phanh gấp" thắt chặt tiền tệ vừa qua, NH bắt đầu nới lỏng nhưng để DN khôi phục hoạt động bình thường và tiếp cận các nguồn vốn không dễ, NH sắp tới có biện pháp gì? Thống đốc đã tham mưu gì cho Chính phủ để vừa kiềm chế lạm phát vừa ngăn ngừa nguy cơ thiểu phát?".

Thừa nhận đây là câu hỏi lớn nhưng Thống đốc NHNN cũng không đưa ra được một nhận định hay giải pháp nào cho bài toán giúp DN tiếp cận vốn. Câu trả lời vòng vo về lộ trình cũng như các con số thống kê trích lại của Bộ Tài chính, Bộ KHĐT khiến các ĐB đều phải đứng lên hỏi lại.

"Câu hỏi lớn" thứ hai là việc tham mưu cho Chính phủ vừa kiềm chế lạm phát vừa chống thiểu phát được Thống đốc hứa "sẽ theo dõi sát diễn biến thế giới".

Ông Giàu nói thêm, VN từng trải qua ba lần thiểu phát, năm 1999, 2000 và 2001. "Liên tiếp 3 năm sau đó tăng trưởng kinh tế cao trở lại. Từ thực tiễn này, chúng tôi sẽ tham mưu cho Chính phủ điều hành linh hoạt để tránh tổn thương kinh tế vĩ mô".

Về chính sách tỷ giá, Thống đốc NHNN nói Phó Thống đốc và Thứ trưởng Bộ Công thương vẫn làm việc hàng ngày để giữ tỷ giá. "10 tháng qua, đồng tiền tiếp tục mất giá 6%, do tình hình nhập siêu tăng nhanh, tác động kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã đi tìm các biện pháp, kéo được nhập siêu xuống...", ông Giàu giải thích.

Phản đối cách trả  lời "mất thời gian" trên, ĐB Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) "truy": "Không biết khi ban hành văn bản với liều lượng và thời gian gấp rút như thế, NHNN và Thống đốc có tiên lượng trước sự phá sản cũng như đình trệ sản xuất của DN doanh nghiệp vừa và nhỏ không? Nếu không tiên lượng trước thì năng lực yếu kém. Còn nếu tiên lượng được mà vẫn cứ làm thì trách nhiệm còn lớn hơn".

ĐB Sơn tiếp tục hỏi về trách nhiệm với doanh nghiệp:"Nếu không có giải pháp tốt cho tương lai, DN vừa và nhỏ phá sản hàng loạt thì trách nhiệm của Thống đốc và NHNN đến đâu? Ông có nghĩ đến việc phải từ chức không?".

Thống đốc NHNN bình thản: "Tôi cho rằng các giải pháp, bước đi đều có lộ trình. Còn việc điều hành như thế, DN gặp khó khăn thì chúng ta chống lạm phát trong điều kiện thực hiện 8 nhóm giải pháp, trong đó mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát rõ ràng đã đạt được".

Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng: Lĩnh vực tiền tệ còn có những tình huống không thể lường trước, không thể chủ quan được, đến như đại gia của một cường quốc tài chính ngân hàng tiền tệ của Mỹ mà còn phải lao đao, liểng xiểng như thế, nữa là chúng ta còn đang rất non kém, chưa có kinh nghiệm, mới mon men đi vào kinh tế thị trường.

Cũng theo Thống đốc, không có chuyện NH mạnh tay, vì ban đầu quyết định nâng dự trữ bắt buộc nhưng sau một tháng thực hiện mà lạm phát vẫn tăng cao, NH đã rút lại quyết định này vì e ngại sẽ làm gánh nặng thêm chi phí đầu vào thì ảnh hưởng đến đầu ra.

Lấy lý do "thời gian ít, tôi trả lời ngắn", Thống đốc NHNN không nói gì về việc từ chức và không có thêm giải thích nào về nguy cơ phá sản của DN cũng như giải pháp hỗ trợ sắp tới.

Dư nợ cho vay BĐS "chỉ ở mức 115 ngàn tỷ"

ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) xoáy vào góc khó khăn khác của DN vừa và nhỏ: "Chuyện DN khó tiếp cận vốn còn có lý do NH đã cho vay khoản tiền lớn đầu cơ rủi ro như bất động sản, chứng khoán. Thống đốc giải thích thế nào về những việc này?  NHNN mà làm như vậy thì có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế không?".

Thừa nhận vừa qua có mạnh tay rót tiền vào bất động sản, chứng khoán, nhưng ông Giàu cũng trấn an, đến nay dư nợ cho vay bất động sản chỉ ở mức 115 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 9,15% tổng dư nợ.

 "Thị trường bất động sản phát triển rất tốt. Ví dụ ở TP.HCM có dư nợ là 61 ngàn tỷ đồng, thì trong đó có 18 ngàn tỷ là cho CBCC vay để trả bằng lương hàng tháng mua nhà ở, 6 ngàn tỷ xây dựng các văn phòng, cao ốc cho thuê. Hà Nội có 23 ngàn tỷ đồng dư nợ cho vay bất động sản thì cơ cấu cũng giống như TP.HCM, các tỉnh còn lại thì rất ít".

Thống đốc NHNN nói thêm, để đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, Chính phủ đã đồng ý tạm dừng cấp giấy phép lập NH mới để bổ sung các điều kiện phù hợp thông lệ quốc tế.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,