221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1129409
Đảm bảo quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ
1
Article
null
Thường trực BBT Trương Tấn Sang:
Đảm bảo quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ
,

Phát biểu tại hội thảo “Văn học nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập” diễn ra tại TP.HCM ngày 17 và 18/11, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Chăm lo bồi dưỡng, quý trọng, phát huy và phát triển các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.

Ông Trương Tấn Sang cho biết, tháng 6 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về văn học, nghệ thuật, trong đó tiếp tục làm rõ và phát triển những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về văn học, nghệ thuật.  

 

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và các nghệ sỹ tại lễ kỷ niệm 50 năm Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, tháng 8/2007. Ảnh: VA
Đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, Bộ Chính trị nhấn mạnh: Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc, vì vậy, chăm lo bồi dưỡng, quý trọng, phát huy và phát triển các tài năng là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.

Từ đó, lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật phải thực sự tôn trọng, đảm bảo quyền tự do sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính độc lập, khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của văn nghệ sĩ.

Thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ

Theo ông Trương Tấn Sang, sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã và đang tác động sâu sắc, toàn diện và phức tạp đến toàn bộ đời sống tinh thần xã hội, trong đó trực tiếp là đời sống văn hoá, văn học, nghệ thuật, cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, vừa tạo ra cơ hội lớn và những thách thức gay gắt đan xen.

"Quá trình hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình văn nghệ nước nhà, đồng thời, sự bùng nổ của các phương tiện truyền bá sản phẩm văn nghệ, của công nghệ giải trí cũng tạo nên những tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội và công chúng văn nghệ", Thường trực Ban bí thư nhấn mạnh.

Trong bối cảnh mới đó, ông Trương Tấn Sang nêu rõ: "Yêu cầu của cách mạng và mong mỏi của nhân dân là sự nghiệp văn học, nghệ thuật của chúng ta phải lớn mạnh hơn, chủ động và bản lĩnh hơn để sáng tạo ra những tác phẩm và tác giả có giá trị, xứng đáng với vị thế, tầm vóc của dân tộc, vừa tiếp nhận có chọn lọc những giá trị mới của thế giới, vừa khẳng định được bản sắc, cốt cách dân tộc Việt Nam thời hiện đại".

Thường trực Ban Bí thư cũng khẳng định: Văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vận động trong cơ chế kinh tế thị trường, trong điều kiện hội nhập phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, vừa định hướng, xây dựng nhân cách con người, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần ngày càng cao, đa dạng của nhân dân.

"Mặc khác, trên cơ sở giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị của văn học, nghệ thuật dân tộc, cần tiếp tục mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn áp đặt, xâm lăng văn hóa từ bên ngoài".

Tại cuộc hội thảo, các đại biểu thảo luận về tác động tích cực và tiêu cực của thị trường và của quá trình hội nhập, giao lưu văn hoá quốc tế đối với đời sống văn học, nghệ thuật Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật... Các đại biểu cũng kiến nghị cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục phát triển văn học, nghệ thuật trước tác động của cơ chế thị trường và hội nhập. 

Theo TTXVN

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;