221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1135353
PCI nếu cản trở ODA cho Việt Nam cũng chỉ nhất thời
1
Article
null
PCI nếu cản trở ODA cho Việt Nam cũng chỉ nhất thời
,

 - Khẳng định Việt Nam đang tích cực xử lý vụ PCI và sẽ sớm có kết quả, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình hi vọng, vụ việc cụ thể này sẽ không cản trở ODA mà Nhật dành cho Việt Nam, hoặc nếu có, cũng chỉ là nhất thời.

Đại sứ Nguyễn Phú Bình cho biết, trong cuộc tiếp xúc cách đây gần một tháng, đại diện Chính phủ Nhật, phía Nhật cho biết sẽ không có chuyện dừng các dự án ODA của nước này tại Việt Nam, tuy nhiên, việc cam kết mới sẽ còn phải xem xét thêm.

Trong khi đó, sáng nay 4/12, tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ, trong bài phát biểu đối thoại với Chính phủ Việt Nam, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, "sẽ khó để lấy lại sự ủng hộ từ công chúng Nhật Bản thúc đẩy viện trợ thêm cho VN và chúng tôi không thể hứa những khoản vay bằng đồng Yên mới cho đến khi Ủy ban hỗn hợp giữa hai nước thực hiện các giải pháp chống tham nhũng ý nghĩa và hiệu quả".

Việt Nam sẽ có kết luận sớm về vụ PCI

Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới.

VietNamNet: - Nhật Bản hiện đang là đối tác cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam với 1,2 tỷ USD một năm. Với những vụ việc gần đây liên quan đến ODA Nhật Bản như PMU18, sự cố sập cầu Cần Thơ và đưa hối lộ liên quan đến công ty PCI... liệu có ảnh hưởng đến các cam kết ODA?

Nhật Bản xác nhận ODA của Việt Nam về cơ bản được sử dụng hiệu quả. Có một số vụ việc có gây trở ngại, trong đó trước đây có PMU18, có liên quan đến ODA nhưng không phải vụ việc tham nhũng về ODA.

Cơ quan pháp lý của VN đã điều tra làm sáng tỏ, và phía Nhật Bản cũng đã xác nhận ODA của Nhật Bản không bị xâm phạm và được sử dụng hiệu quả. Thực tế, phía Nhật Bản không giao tiền ODA cho Việt Nam quản lý mà do Ngân hàng JIBIC giữ, sau khi DN Việt Nam trúng thầu, thực hiện và hoàn thành dự án, được nghiệm thu thì Nhật Bản mới rót vốn. Do đó, không có chuyện xâm phạm tiền ODA Nhật Bản cung cấp. Vụ PMU18 một thời đã gây xôn xao dư luận.

Sập cầu Cần Thơ là sự cố đáng tiếc. Nhờ hợp tác thiện chí của hai bên, đến nay việc xử lý đã xong. Hiện nay công trình đó đang được tiếp tục. Chúng tôi đánh giá công trình có sai sót, làm mất sinh mạng của hàng chục người. Chính phủ và nhân dân hai nước đều quan tâm và thấy đáng tiếc về vụ việc, coi đây là bài học rất lớn.

Gần đây, có vụ việc gây xôn xao dư luận, một số lãnh đạo của PCI vi phạm pháp luật đã bị Nhật Bản phát hiện và xử lý, khai ra rằng họ có những khoản tiền hối lộ một số quan chức VN. Với sự kiện này, khi dư luận Nhật Bản đưa lên, chúng tôi báo cáo đầy đủ cơ quan hữu trách trong nước.

Phía Nhật Bản trông đợi xem ta xử lý như thế nào, phối hợp với Nhật Bản để sớm giải quyết.

Tuy nhiên, việc xử lý phải có sự phối hợp qua con đường ngoại giao, với những thủ tục pháp lý nhất định. Hiện nay, thủ tục pháp lý đã hoàn tất, phía Nhật Bản đã giao hồ sơ cho ta. Tháng trước, lãnh đạo TP.HCM đã đình chỉ quan chức đã được nêu tên trong lời khai. Các biện pháp đó đã được phía Nhật Bản đánh giá cao.

"Sẽ khó để lấy lại sự ủng hộ từ công chúng Nhật Bản thúc đẩy viện trợ thêm cho VN và chúng tôi không thể hứa những khoản viện trợ mới cho đến khi ủy hỗn hợp giữa hai nước thực hiện các giải pháp chống tham nhũng ý nghĩa và hiệu quả"

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam  Mitsuo Sakaba

Vụ việc này vẫn đang tiếp tục. Qua tiếp xúc với phía Nhật, lãnh đạo của ta tỏ thái độ kiên quyết xử lý vì vụ việc không chỉ liên quan đến Nhật Bản mà còn là tính minh bạch trong môi trường đầu tư và quan hệ qtế của ta. Sự việc chắc chắn sẽ không thể kéo dài. Tôi tin Việt Nam sẽ có kết luận sớm.

Tiền cho không cũng phải sử dụng hiệu quả, nói gì tiền vay

VietNamNet: - Với riêng vụ PCI thì ảnh hưởng tới ODA cho Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Dư luận Nhật Bản có bức xúc. Môi trường pháp lý của nước này rõ ràng, khi có vấn đề xảy ra, dù họ không gây sức ép với VN, nhưng nội tình của Nhật Bản thấy là có vấn đề với khung pháp lý của chính nước họ, do đó, họ yêu cầu xử lý sớm và làm rõ.

Trong dư luận Nhật Bản, những người đóng thuế yêu cầu phải làm sáng tỏ vụ việc. Dư luận Việt Nam cũng vậy. Bởi ODA là tiền vay, không phải tiền cho không. Ngay cả viện trợ không hoàn lại cũng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, không mập mờ, huống hồ đây là vốn phải trả nợ. Trách nhiệm của chúng ta là để nguồn vốn không bị thất thoát.

Tôi đã trao đổi với đại diện chính quyền Nhật Bản, kể cả tiếp xúc báo chí Nhật. Phía Nhật cũng xác nhận quan điểm hiện nay của VN là đúng và mong phối hợp xử lý tốt.

Cản trở ODA cho Việt Nam - nếu có - chỉ là nhất thời

Lao động: - Ông nghĩ cam kết ODA cho Nhật Bản trong năm nay sẽ như thế nào, dưới tác động của vụ PCI?

Những vụ việc như PCI chỉ là vụ việc cụ thể, riêng rẽ, tôi tin và hy vọng không ảnh hưởng tới ODA mà Nhật Bản dành cho chúng ta. Tôi hy vọng việc này không cản trở hoặc nếu có, chỉ là cản trở nhất thời, vì ODA là lợi ích của cả hai nước.

Lao động: - Lần đầu tiên sau nhiều năm đánh giá tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam, năm nay, Nhật Bản đánh giá khá tiêu cực. Đâu là những vấn đề phía Nhật quan ngại nhất về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam?

Trong 10 tháng nhận nhiệm, có 2 vấn đề mà Nhật Bản quan tâm nhiều nhất: Tình hình lạm phát, giá cả leo thang ở VN và đình công bất hợp pháp. 

Tôi đã được phía Nhật Bản phản ánh, có trường hợp, DN trình dự án đợi 2 năm liền nhưng chưa được cấp phép. Hay trong công tác giải phóng mặt bằng, chỉ đồng ruộng thôi nhưng cũng vướng.

Luật mới của ta nói về cơ chế điều hành trong một công ty, chúng ta phải theo quy định của WTO, theo đó, nếu trước đây HĐQT quyết định theo phương thức đồng thuận, thì bây giờ bên nào vốn đầu tư nhiều hơn, quyết định sẽ có sức nặng lớn hơn, nhưng một số nơi ta không thuận theo quy định này.

Các DN Nhật cũng lo ngại về tình trạng đình công của người lao động VN. Phía Nhật cho rằng, đứng trước khó khăn đời sống, giá cả leo thang, đồng lương không phù hợp với mặt bằng giá cả, lợi ích của người lao động bị ảnh hưởng, người lao động yêu cầu là thỏa đáng. Mâu thuẫn chủ - thợ theo Nhật Bản là dễ hiểu.

Tuy nhiên, biện pháp xử lý mâu thuẫn đó như thế nào? Phía Nhật mong xử lý theo luật. Ta có luật rồi, quy định khi có mâu thuẫn phải qua thương lượng rồi mới đình công. Trong khi đó, nhiều nơi ta đình công không theo trình tự pháp luật, ảnh hưởng đến sản xuất.

Thậm chí, một số người bị sa thải, quay lại kích động đình công mà không bị xử lý. Phía Nhật bày tỏ quan điểm rằng việc đình công phải do lao động tại chỗ quyết định, không phải do sự xúi giục từ bên ngoài và mong ta sớm kiên quyết xử lý những trường hợp như vậy.

Cần ký Hiệp định tương trợ tư pháp

VietNamNet: - Cơ chế phối hợp giữa trong nước và ngoài nước như thế nào trong xử lý những vấn đề phức tạp liên quan đến môi trường đầu tư hay ODA khiến dư luận Nhật Bản quan tâm như vậy?

Ở bên ngoài, chúng tôi nắm bắt thông tin, phản ánh về nước, cả thông tin chính thống và dư luận, cho các cơ quan hữu trách. Chúng tôi cũng gặp gỡ, trao đổi khi có thông tin phản hồi trong nước sang cho cơ quan hữu trách, báo chí của Nhật Bản. Việc xử lý vấn đề thì chủ yếu là trong nước.

Vừa qua có vấn đề, lại liên quan đến ngoại giao, nên không phải bạn đưa thông tin lên là ta xử lý ngay được mà phải qua thủ tục pháp lý. Nếu hai nước có Hiệp định tương trợ tư pháp rồi thì việc xử lý sẽ thuận lợi, nhưng giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa có, nên ta phải gửi thư yêu cầu bạn làm thư ủy nhiệm tư pháp cho Việt Nam điều tra.

Chúng tôi cũng đề nghị trong nước sớm tiến hành đàm phán, ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Nhật Bản, tạo khuôn khổ pháp lý để xử lý kịp thời.

Việc xử lý như thế nào chủ yếu là trong nước. Hiện nay, hai bên đã có thỏa thuận lập UB kiểm soát và giám át các dự án ODA của Nhật Bản cho Việt Nam, với sự tham gia của đại diện hai nước. UB đã bắt đầu triển khai hoạt động trong thực tế.

  • Phương Loan (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;