221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1142886
Lo luật ban hành làm gia tăng khiếu nại
1
Article
null
Lo luật ban hành làm gia tăng khiếu nại
,

 - Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) "bóc tung" dự luật Bồi thường Nhà nước để phản biện nhiều quy định chưa phù hợp, sáng 25/12. Dù về căn bản, dự luật này mang tinh thần tích cực, quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ đối với nhân dân.

Nhiều ủy viên UBTVQH lo ngại khả năng tình trạng khiếu kiện có thể sẽ gia tăng, nếu luật ra đời trong bối cảnh Luật Khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

"Kiện tới tấp"

Chủ tịch Hội đồng dân tộc của QH Ksor Phước (phải). Ảnh: VNN
Trưởng Ban Dân nguyện QH Trần Thế Vượng là người "thiết tha" nhất việc chưa nên ban hành Luật Bồi thường Nhà nước vào thời điểm hiện tại, mà nên tập trung đẩy nhanh việc sửa Luật Khiếu nại, tố cáo để giải quyết tình trạng khiếu nại gia tăng, phức tạp, kéo dài lâu nay.

"Phải tập trung xử lý sửa đổi Luật Khiếu nại, tố cáo. Cứ lùng nhùng, người dân không có căn cứ nào để giải quyết thì đến QH cũng bế tắc. Tôi thấy lo lắng việc này", ông Vượng bức xúc.

Ông Vượng hình dung luật mới ra đời sẽ tạo thêm căn cứ pháp lý lòng vòng về việc đòi bồi thường. 

Chủ tịch Hội đồng dân tộc của QH Ksor Phước đặt câu hỏi: Liệu luật ra đời có "yên" hay tạo thêm sự rắc rối, để khiến chính Nhà nước rơi vào thế khó, lúng túng trong việc giải quyết bồi thường, khiếu nại của người dân?

Dù ủng hộ việc xem xét luật nhưng ông Ksor Phước trăn trở: "Luật sau ra đời có tốt hơn luật trước không, hay khiến Nhà nước rối, rồi dân sẽ lại kiện tới tấp?".

Trong khi đó, Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng một trong những nguyên nhân bất cập thực tiễn hiện nay nằm ở sự thiếu tinh thần trách nhiệm của người thi hành công vụ, không quy kết trách nhiệm rõ ràng của công chức đến nơi đến chốn.

Với công tác cải cách hành chính còn bất cập, ông Hiền nói: Nếu không có giải pháp đánh thẳng vào trách nhiệm bằng kinh tế thì sẽ không ngăn chặn được tình trạng trên, người dân sẽ thiệt thòi nếu gặp phải hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

Nhà nước thành "con nợ"?

Cả UB Pháp luật QH lẫn UBTVQH đều không đồng tình với việc dự luật chỉ quy định 11 trường hợp được Nhà nước bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính.

Viện dẫn thực tế có người đã lâm vào tình cảnh gia đình tan nát vì oan sai, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên không đồng tình việc "xử to mà xin lỗi rất nhỏ".

Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Nguyễn Văn Thuận nói: "Không thể giới hạn các trường hợp được bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, vì nếu giới hạn sẽ không phù hợp với Hiến pháp, không bình đẳng và không thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành, nhất là Luật Khiếu nại, tố cáo".

Ông Thuận giải thích, bất cập của quy định 11 trường hợp ở chỗ, nó sẽ làm nảy sinh câu hỏi: Vì sao cùng là thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra nhưng có lĩnh vực được bồi thường, có lĩnh vực không được bồi thường?

UB Pháp luật đề nghị UBTVQH xem xét quy định theo hướng Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cả về vật chất và tinh thần, trên cơ sở thương lượng.

Nhiều ủy viên UBTVQH cũng còn băn khoăn về mức bồi thường, mặc dù theo nguyên tắc pháp luật dân sự, thiệt hại đến đâu phải bồi thường đến đó.

Theo ông Ksor Phước, nếu không tính toán, Nhà nước có thể sẽ trở thành "con nợ" của người dân, do thực tiễn khiếu nại ngày càng tăng.

Nhiều ủy viên UBTVQH cho rằng chỉ có thể tính toán bồi thường tương đối, không thể gây thiệt hại bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu. Việc tính toán nên tùy thuộc vào từng thiệt hại, hoàn cảnh khác nhau, có lý, có tình và có tính khả thi của luật.

  • Xuân Linh 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,