221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1145080
Quốc hội không theo được đến cùng khi phản biện
1
Article
null
Nhìn lại 2008, dự cảm 2009:
Quốc hội không theo được đến cùng khi phản biện
,

 - Theo TS Nguyễn Đức Kiên, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, thất bại lớn nhất năm 2008 của Ủy ban là phát hiện nền kinh tế có vấn đề nhưng đã không thuyết phục được các bộ, ngành và không đưa vấn đề đến cùng.

Lý lẽ Quốc hội không bằng các bộ

TS Nguyễn Đức Kiên: Phần đông những người thẩm tra các hoạt động điều hành lại không phải là người đã có kinh nghiệm điều hành trực tiếp, mà là nhà nghiên cứu lý thuyết, như tôi. Ảnh: Diệp Linh

Tại kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2008, ĐBQH đều cho rằng Quốc hội, cụ thể là Ủy ban Kinh tế cũng phải xem xét lại vai trò phản biện của mình vì cuối năm 2007, tuy đã có cảnh báo về lạm phát nhưng vẫn dễ dàng bấm nút thông qua các chỉ tiêu kinh tế cao mà Chính phủ đề xuất để rồi ngay sau đó phải điều chỉnh lại?

- Các chỉ tiêu thông qua tại kỳ họp thứ 2 dựa trên nhận định màu hồng. Khi anh đặt chỉ tiêu phát triển kinh tế nóng không xem xét hết tính bất ổn thì thấy ngay hậu quả.

Đặt chỉ tiêu như vậy khiến kinh tế 8 tháng đầu năm khó khăn hơn. Cùng bị tác động mặt bằng giá kinh tế thế giới nhưng nền kinh tế nước ta khó khăn hơn, do chính sách vĩ mô không dự báo được xu hướng cũng như bối cảnh.

Chính phủ đã không đánh giá kịp thời tác động của khủng khoảng kinh tế thế giới khi nhận định ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới không ảnh hưởng đến Việt Nam, trong khi độ mở của nền kinh tế nước ta lớn.

Kinh nghiệm của cuộc khủng khoảng tài chính khu vực năm 1997 đã chỉ ra nền kinh tế Việt Nam luôn có độ trễ so với khu vực và quốc tế do chúng ta đang chuyển đổi. Đánh giá này góp phần làm lệch biện pháp điều hành.

Đặt ra chỉ tiêu phát triển kinh tế nóng, có trách nhiệm của Chính phủ nhưng trách nhiệm của QH còn cao hơn. Vì QH là cơ quan quyền lực cao nhất giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp. Vậy khi đó, Ủy ban Kinh tế có đưa ra cảnh báo nào không?

- Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế vào tháng 11/2007 đã nói mặt bằng giá 2007 sẽ tạo áp lực tăng giá và có thể gây tăng chỉ số giá tiêu dùng lớn trong năm 2008.

Đến kỳ họp thứ 3, Ủy ban đã đề nghị Chính phủ điều chỉnh toàn diện các chỉ tiêu chứ không chỉ giảm tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số lạm phát, vì các chỉ tiêu còn lại của nền kinh tế có liên quan mật thiết.

Ví dụ như chỉ tiêu tạo việc làm mới của năm 2008. Theo Ủy ban thì con số 1,7 triệu việc làm là không thể thực hiện. Không thể đầu tư giảm, xuất khẩu giảm mà việc làm lại tăng.

Song lúc đó tiếng nói Ủy ban không thuyết phục được các Bộ KH&ĐT, Tài chính, Công thương. Quốc hội vẫn quyết, còn Ủy ban thì không thể bác.

Như vậy Ủy ban chưa làm tròn trách nhiệm?

- Cũng có nguyên nhân là những dấu hiệu để nắm bắt tình hình chưa rõ nét. Tất cả những luận cứ trình bày đều không có tính khoa học chặt chẽ nên không đủ sức thuyết phục.

Nhưng từ đó cũng phải nhìn thấy khuyết điểm của bộ máy. Vì sao nhận thức đúng vấn đề nhưng khi nói trước QH, hoặc giữa các ủy ban với nhau, Ủy ban Kinh tế đã không thuyết phục được?

Có lẽ, Ủy ban cần tận dụng chất xám của các chuyên gia trong và ngoài nước khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Phần đông những người đang làm nhiệm vụ bình luận và thẩm tra các hoạt động điều hành lại không phải là người đã có kinh nghiệm điều hành trực tiếp, mà là nhà nghiên cứu lý thuyết, như tôi. Vì thế đã không thuyết phục được người làm việc cụ thể.

Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ: Hoạt động thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân.

Cơ quan phản biện phát hiện vấn đề nhưng đã không đưa vấn đề đến cùng. Ở đây còn có sự bất đồng quan điểm. Một bên đưa ra ý kiến có thể hoàn thành kế hoạch 5 năm trong vòng 3 năm. Bên kia cho là không làm nổi.

Ủy ban có rút kinh nghiệm gì không?

- Rút kinh nghiệm nhưng lực lượng mỏng, chỉ có 36 người, thêm Vụ tham mưu giúp việc là khoảng 50 người. Vì thế, khó chuyên sâu như một bộ. Riêng Bộ KH&ĐT có hơn 300 người, 2 viện nghiên cứu, một Tổng cục thống kê.

Lý lẽ của chúng tôi không bằng các bộ.

Rút kinh nghiệm

Sau đó Ủy ban có đổi mới cách làm việc? Đến nay, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan tham mưu của Chính phủ có đạt được sự thống nhất về nhận định tình hình kinh tế năm 2009 không, thưa ông?

- Chúng tôi đã ký một thỏa thuận hợp tác với Viện KHXHVN, viện nghiên cứu lớn nhất nước, đồng tổ chức 3 hội thảo, gặp mặt DN từ Nam ra Bắc, tổ chức hai hội thảo quốc tế, tập hợp các nhà nghiên cứu hàng đầu.

Tất nhiên sau khi đã tập hợp được chất xám các chuyên gia, cách tổng hợp, sử dụng đạt được yêu cầu đến đâu còn phải tính. Chúng tôi đã xác định được đường đi và cách đi để làm việc. Vì Ủy ban mới ra đời vào tháng 7/2007, đúng thời điểm kinh tế đang nóng, lại tách ra từ 1 ủy ban khác (Tài chính - Ngân sách. PV), nên cũng có vấn đề.

Sau việc điều chỉnh chỉ tiêu vào kỳ họp thứ 3, phía Chính phủ và UB Kinh tế cũng đã rút ra nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi đã trao đổi thẳng với những người trực tiếp xây dựng chính sách trong Chính phủ để trình thường trực Chính phủ.

Nhận định chung là kinh tế 2009 khó khăn hơn.

Báo cáo Bộ Chính trị

 

Nhìn lại 2008, dự cảm 2009:
Trong quá trình dần dần thay đổi cách làm việc, theo ông, thành công lớn nhất mà Ủy ban làm được năm qua là gì?

-  Có một việc là khi thấy tình hình kinh tế có vấn đề, chúng tôi đã  báo cáo với cơ quan lãnh đạo cao nhất là Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Năm 2008, lần đầu tiên UB Kinh tế chủ động đăng ký gặp Thường trực Ban Bí thư để báo cáo cả trực tiếp, cả bằng văn bản về tình hình kinh tế và đề xuất giải pháp.

Trên cơ sở báo cáo của UB Kinh tế, cùng với nhiều kênh thông tin khác thì Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ra kết luận ngày 29/3 về các nhóm giải pháp chống lạm phát.

Vào tháng 5, khi đang diễn ra phiên họp thứ 3 của QH, chúng tôi đã có một buổi làm việc với lãnh đạo hơn 20 ngân hàng thương mại cổ phần ở Hà Nội. Sau đó tổng hợp tình hình và báo cáo lên Chính phủ, nêu vấn đề về điều chỉnh lãi suất tiền gửi bắt buộc.

Những vấn đề chúng tôi nêu trùng với thông tin mà Thường trực Chính phủ nhận được, khi đó, họ ra quyết định vững tâm hơn.

Cụ thể, do tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng cuối 2007 và những tháng đầu năm 2008, đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2008 một loạt ngân hàng mất tính thanh khoản.

Sau đó, chính sách tiền tệ thông qua điều hành lãi suất tiền gửi và lãi suất dự trữ bắt buộc kịp thời đã giúp ngân hàng vượt qua được thời kỳ sóng gió đó. Đến nay, cơ bản các ngân hàng hoạt động ổn định, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đã dần trở lại gần như cuối năm 2007.

Chính sách chưa thể nói là cực chuẩn nhưng việc điều hành đã đúng quy luật của kinh tế thị trường, đó là thành công.

Quốc hội và Chính phủ đều phải thay đổi

Ông vừa nói là giữa Ủy ban Kinh tế và các bộ vẫn có nhiều điểm chưa thống nhất quan điểm. Ở các ủy ban khác trong Quốc hội có diễn ra tình trạng này không?

- Đây là mâu thuẫn phổ biến. Chẳng hạn, nhìn sang giáo dục.  Tất cả đều thống nhất nhận định là phải đầu tư cho giáo dục vì đó là tương lai đất nước, vì thế nên QH mới đồng ý để Chính phủ tiếp tục huy động trái phiếu.

Nhưng hai bên lại không thống nhất được là đầu tư trọng tâm vào đâu. Mầm non hay phổ cập giáo dục đến hết THCS, hay để xây dựng các trường ĐH đẳng cấp quốc tế?

"Giờ đây, phải kỳ vọng vào ĐH Đảng XI sắp tới xem định hướng đường lối đổi mới trong 10 năm còn lại để đạt mục tiêu CNH - HĐH sẽ thay đổi như thế nào".
Trong kinh tế, Chính phủ và Quốc hội không thống nhất được trọng tâm là đầu tư theo ngành, theo lĩnh vực hay đầu tư cho loại hình doanh nghiệp. Chưa kể, chúng ta luôn đưa ra chính sách mới nhưng không tổng kết chính sách cũ.

Chẳng hạn, từ năm 1998 đến 2008, nền kinh tế hướng tới xuất khẩu và đến nay đã thành công. Nhưng phải tổng kết là liệu bây giờ còn phù hợp nữa không. Nhất là sau 2 năm là thành viên WTO.

Đây đó cũng có tổng kết nhưng để định ra một hướng đi mới cho nền kinh tế thì chưa. Đã có nhà nghiên cứu nào đề xuất là phải phát triển theo hướng nào chưa? Những người điều hành, gặp khó khăn xử lý hàng ngày chưa hết, huống gì nghĩ ra cái mới.

Cá nhân ông có đề xuất nào cho việc cơ cấu lại nền kinh tế?

- Qua hơn 20 năm đổi mới, có thể chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là cơ cấu nền kinh tế theo hướng thay thế nhập khẩu từ năm 1986 đến 1997.

Từ sau cuộc khủng hoảng năm 1997 đến nay là giai đoạn cơ cấu nền kinh tế hướng tới xuất khẩu và tạm gọi là thành công.

Và từ 2009, theo tôi, phải chuyển đổi sang phát triển bền vững.

Nên cơ cấu theo hướng kết hợp hài hòa giữa sử dụng nguồn lực lao động để giải quyết áp lực lao động với công nghệ. Trong điều kiện hiện nay phải cơ cấu theo hướng hàng hóa Việt Nam đi vào thị trường ngạch có chất lượng cao, chứ không thể đi vào thị trường chính ngạch được. 
Bởi hiện nay trên thế giới thị trường đã định hình, các tập đoàn đa quốc gia phần lớn đã phân chia xong thị trường.

Giờ đây, phải kỳ vọng vào ĐH Đảng XI sắp tới xem định hướng đường lối đổi mới trong 10 năm còn lại để đạt mục tiêu CNH - HĐH sẽ thay đổi như thế nào. Đưa ra khái niệm nào mang tính chất định hướng lâu dài cho nền kinh tế là nhiệm vụ của Đảng. Hệ thống chính trị đã phân định rõ vai trò.

Để làm được những điều này thì Quốc hội phải thay đổi như thế nào trong công tác làm luật, Chính phủ phải thay đổi như thế nào về chủ trương đầu tư, cách điều hành là những thứ phải tính từ bây giờ.

Quốc hội đang hình thành các nhóm nghiên cứu để triển khai công việc ngay từ bây giờ.

Chủ nhiệm Ủy ban  Kinh tế QH Hà Văn Hiền: Năm 2008 có nhiều đòi hỏi lớn vì biến động kinh tế nhanh, khó lường. Trong khi đó, chức năng của UB là thẩm tra các báo cáo của Chính phủ.

Nếu chỉ dựa vào các tổng hợp và báo cáo của địa phương, bộ ngành thì khó làm đúng chức năng và khó có đủ thông tin chính xác. Vì vậy, Ủy ban đã tăng cường tổ chức hội thảo, các cuộc tiếp xúc, làm việc với chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước...

Khi có những ý kiến phản biện khác nhau, chúng tôi đều tập hợp để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền.

UB đã kiến nghị với Chính phủ là rút kinh nghiệm trong triển khai các nhóm giải pháp chống lạm phát năm 2008 bị chậm trễ thì giải pháp chống suy giảm kinh tế cần được tổ chức nhanh và sớm hơn nữa.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,