221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1148056
Giáo dục nhân quyền để quốc tế hiểu Việt Nam hơn
1
Article
null
Giáo dục nhân quyền để quốc tế hiểu Việt Nam hơn
,

Ngày 8/1, Hội thảo khoa học nhằm đánh giá công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về nhân quyền kể từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 12-CT/TW về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta” đã được Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội. 

Quyền tư tưởng, chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội

Ảnh: VOV
Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - PGS.TS Nguyễn Đăng Thành, cho biết, giáo dục về quyền con người đã gắn với tuyên truyền quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người; xác định trách nhiệm của các chủ thể chính trong việc thực thi, giám sát việc bảo vệ quyền con người…

Cũng theo PGS. TS Nguyễn Đăng Thành, vấn đề quyền con người mới chính thức được quan tâm nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

TS. Nguyễn Thị Báo (Viện Nghiên cứu Quyền con người) cho rằng, Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập và phát triển, do đó giáo dục quyền con người lại càng có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết.

“Một mặt, chuyển tải những nội dung cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền con người đến mọi công dân, mặt khác tuyên truyền các thành tựu cơ bản về quyền con người mà Việt Nam đã nỗ lực đạt được nhằm làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam, phản bác lại các luận điệu vu cáo, bôi nhọ chế độ trên cơ sở lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch”, TS. Nguyễn Thị Báo nói.

PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quyền con người, cho rằng, nhìn chung, đường lối, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đã định hướng khá toàn diện nội dung của quyền con người, quyền công dân, từ quyền tư tưởng, chính trị, dân sự đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; từ quyền độc lập thống nhất của dân tộc - quốc gia đến quyền của các giai tầng xã hội, quyền của những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, như quyền của người nghèo, trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo…

Theo các đại biểu, giáo dục về quyền con người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện và bảo vệ quyền con người. Cần coi việc nghiên cứu và giảng dạy quyền con người là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và cấp bách để nâng cao nhận thức chung của xã hội về quyền con người.

Năm 1990, Việt Nam bắt đầu nộp báo cáo quốc gia và thực hiện các nghĩa vụ quốc gia đối với các điều ước quốc tế về quyền con người. Ngày 12/7/1992, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 12-CT/TW về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”. Chỉ thị 12 đã bước đầu nêu lên một số quan điểm cơ bản về vấn đề nhân quyền và chủ trương của Đảng trong việc bảo vệ và đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam.

(Theo TTXVN) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,