221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1159958
Chính quyền phải xin lỗi dân vụ xà xẻo tiền Tết
1
Article
null
Chính quyền phải xin lỗi dân vụ xà xẻo tiền Tết
,

 - Theo ông Lê Bá Trình, ủy viên thường trực Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngoài chuyện bồi hoàn, chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã, thôn ở những nơi đã xảy ra sai phạm phải trực tiếp xin lỗi và kiểm điểm trước dân.

"Lòng tham vô đáy"

Ông Lê Bá Trình: Người đứng đầu các cấp chính quyền phải nhận trách nhiệm về quản lý, điều hành. Ảnh: Vietimes

Thưa ông, dư luận và báo chí vừa qua đã phát hiện ra nhiều địa phương cấp phát tiền hỗ trợ của Chính phủ cho người nghèo trong dịp Tết không đúng đối tượng và có hiện tượng xà xẻo. Ý kiến của Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước hiện tượng này?

- Chủ trương hỗ trợ cho người nghèo ăn Tết là giải pháp tích cực của Đảng và Nhà nước. Cách làm là đưa đến tay người nghèo trong những ngày trước Tết và do  chính quyền các cấp tự điều hành, phân phối.

Tuy nhiên, đáng tiếc là có nhiều địa phương cấp phát không đúng đối tượng và có biểu hiện “xà xẻo”.  Ủy ban TƯ MTTQ VN đang hướng dẫn mặt trận các cấp vào cuộc để kiến nghị những giải pháp xử lý công khai, đúng người, đúng việc, bảo đảm quyền lợi chính đáng và lòng tin của người dân. Chuyện này phải được xử lý nghiêm minh, không thể để tồn tại.

Ngoài ra, MTTQ các cấp cũng đang khẩn trương rà soát việc hỗ trợ cho đồng bào nghèo ăn Tết từ nguồn quỹ Vì người nghèo cũng như việc xây nhà đại đoàn kết cho người nghèo, nhằm tránh tình trạng đáng tiếc như trên.

Đây là việc cần thiết dù chuyện hỗ trợ tiền và xây nhà đại đoàn kết cho người nghèo từ nguồn quỹ Vì người nghèo lâu nay được thực hiện với một quy trình dân chủ và chặt chẽ: Các hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định ở các khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố…) đều được Mặt trận phối hợp tổ chức cho nhân dân trong khu dân cư bình xét theo thứ tự ưu tiên, ai có khó khăn nhất thì được trước.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhân dân cùng nhau đóng góp công sức hoặc tiền, vật liệu xây dựng và tự giám sát lẫn nhau nên chưa có hiện tượng sai đối tượng hoặc bị “xà xẻo".

Chuyện xà xẻo tiền chính sách của người nghèo đã từng xảy ra nhiều lần và lần này lại tái diễn với nhiều hình thức ăn chặn khác nhau. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?

- Chủ trương thì rất tốt, hợp lòng dân nhưng cách làm thì còn sơ hở.

Thứ nhất, có thể do phải chịu áp lực về thời gian, việc triển khai vào dịp gần Tết quá gấp gáp nên sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên không được chặt chẽ, còn thiếu sót. Đây có thể là lý do khách quan, nhưng tại sao cùng thời điểm làm như nhau nhưng lại có nhiều địa phương khác làm tốt, không bị nhân dân phản đối?  

Trên thực tế, nhiều nơi thực hiện nghiêm chỉnh việc cấp phát số tiền hỗ trợ của Chính phủ cho các hộ nghèo thì được các tầng lớp nhân dân rất phấn khởi và tin tưởng. Có thể khẳng định rằng, chủ trương này trong dịp tết năm nay là một trong những điểm nổi bật của bản chất chế độ ta. Cũng là sự thể hiện khối đoàn kết toàn dân tộc hân hoan mừng xuân, mừng Đảng trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và khó khăn chung của đất nước hiện nay.

Ông Trần Hoà sống một mình, đau ốm, nằm một chỗ nhiều năm nay, thuộc diện nghèo đói của tổ 11, thôn Tú Nghĩa (Quảng Nam) nhưng không được xét trợ cấp. Ảnh: VNN

Thứ hai, do sự yếu kém về năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Nhận thức của một bộ phận cán bộ xã, thôn quá hời hợt, nông cạn, họ không quán triệt được đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước nên làm việc theo cảm tính, chủ quan và suy nghĩ cá nhân, lòng tham vô đáy.

Những người này cứ nghĩ tiền của Nhà nước là của chung nên cứ thế chia đều, rồi bị chi phối bởi các mối quan hệ bà con, họ tộc của nhà mình...

Ngoài ra, đây còn là vấn đề điều hành của các cấp chính quyền từ tỉnh xuống đến huyện, xã, thôn.

Thủ tướng đang chỉ đạo ráo riết kiểm tra, làm rõ từng vụ việc sai phạm để có kết luận và xử lý cụ thể. Không thể chấp nhận cách làm việc như một số cán bộ cơ sở vừa qua được. Dù xuất phát từ nguyên nhân muốn “xà xẻo” hay do năng lực thì làm như vậy là mang tội với dân, đặc biệt là những người đang nghèo khó mà cả xã hội cùng cưu mang.

Không thể đổ lỗi hết cho chính quyền cơ sở

Trong vụ việc này nên xử lý ra sao để khôi phục niềm tin của người dân?

- Đây cũng là sự việc đáng tiếc, nhưng không thể vì vậy mà dừng hết việc cấp phát tiền cho các đối tượng chính sách. 

Trước hết, phải chỉ đạo cho thu hồi hết số tiền cấp phát sai từ những người được nhận tiền hỗ trợ không đúng. Cá nhân hoặc từng tập thể phải bồi hoàn lại những khoản tiền sử dụng sai mục đích, tiếp tục cấp phát cho những người nghèo chưa được nhận tiền hoặc nhận thiếu. Chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã, thôn ở những nơi đã xảy ra sai phạm phải trực tiếp xin lỗi và kiểm điểm trước dân.

Sau đó, phải công khai số cán bộ vi phạm và có biện pháp xử lý nghiêm minh, để thấy rằng chuyện này không phải là bản chất của chế độ mà chỉ là chuyện nhất thời, cá biệt.

Mặt khác, người đứng đầu các cấp chính quyền phải nhận trách nhiệm về quản lý, điều hành, kiểm tra công việc của mình. Ở đây không chỉ là chủ tịch xã, hoặc trưởng thôn, nơi cấp phát trực tiếp mà cả các chính quyền cấp trên phải chịu trách nhiệm điều hành, không thể đổ lỗi hết cho chính quyền cơ sở.

Trong các cơ quan tham gia giám sát hỗ trợ, có cả các cán bộ MTTQ cơ sở. Nhưng chính báo chí chứ không phải Mặt trận phát hiện ra các sai phạm này. Mặt trận Tổ quốc có rút ra kinh nghiệm gì ở đây?

- Thông thường, khi xảy ra một “sự cố” trong quản lý, điều hành xã hội thì có nhiều tổ chức, cơ quan phải chịu trách nhiệm liên đới. Sự việc này cũng có trách nhiệm phối hợp và giám sát của Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở.

Tuy nhiên một thực tế hiện nay đang diễn ra ở cơ sở là do cơ chế, chính sách đối với cán bộ Mặt trận và các đoàn thể ở địa bàn dân cư chưa đáp ứng với yêu cầu, thậm chí còn phân biệt đối xử. Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn chỉ công nhận chức danh bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố là cán bộ không chuyên trách, có phụ cấp trách nhiệm công tác, còn trưởng ban công tác Mặt trận và các đoàn thể thì không có phụ cấp trách nhiệm.

Địa phương nào quan tâm thì trích ngân sách để hỗ trợ. Còn lại hoạt động theo kiểu “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Ngoài sự hướng dẫn, động viên của Mặt trận cấp trên và nhiệt huyết của họ, chưa có thêm một động lực gì về cơ chế, chính sách để làm việc tích cực.

Tuy nhiên, Mặt trận cũng phải thấy trách nhiệm của mình trong giám sát, phát hiện và kịp thời kiến nghị xử lý những vấn đề không mang lại quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.

Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền: "Nếu sai phạm có hệ thống, tôi sẽ vào cuộc"

Ông Truyền cho biết, đến thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ mới chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và các địa phương vào cuộc kiểm tra, xử lý. Nếu phát hiện sai phạm, địa phương và các bộ, ngành liên quan phải tự giải quyết.

Ông Truyền khẳng định: “Khi phát hiện sai phạm có hệ thống, tôi - với tư cách là Tổng Thanh tra Chính phủ - sẽ quyết định vào cuộc. Còn những sai phạm nhỏ, lẻ tại từng thôn, xóm phải do địa phương tự giải quyết”.

  • Lê Nhung

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,