221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1163420
"Việt Nam cần nghĩ đến những bước cải cách tiếp theo"
1
Article
null
'Việt Nam cần nghĩ đến những bước cải cách tiếp theo'
,

 - "Việt Nam nên giữ đà cải cách, cải thiện môi trường đầu tư tốt, hấp dẫn hơn nữa để tiếp tục là điểm thu hút đầu tư thân thiện trong bối cảnh cạnh tranh", tân Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Victoria Kwakwa trao đổi với báo giới ngày 18/2.

Tân Giám đốc WB: "Việt Nam đã thực hiện sáng kiến cải cách, nhưng để tiếp tục, cần phải nghĩ đến những bước cải cách tiếp theo". Ảnh: XL

Bà Victoria Kwakwa, người Ghana, vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc WB tại Việt Nam, từng là chuyên gia kinh tế tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, Lào, Campuchia.

"Việt Nam là nơi mà rõ ràng, trợ giúp phát triển đã có tác dụng tích cực trong bối cảnh các điều kiện, định hướng chính sách và lãnh đạo đúng hướng của chính đất nước các bạn. Vì thế, tôi bị hấp dẫn bởi ý tưởng làm việc ở một nơi đang có nhiều thành tựu và thậm chí có thể vươn xa hơn nữa", bà Victoria Kwakwa mở đầu buổi ra mắt báo giới.

Có thách thức nào với bà trong công việc mới ở Việt Nam?

- Thách thức phải học hỏi rất nhiều điều mới. Tôi từng làm việc ở Việt Nam cách đây hơn mười năm nhưng bây giờ bối cảnh đã khác. Việt Nam đã tiến rất xa. Có những thách thức mới mà chúng tôi phải làm việc với chính phủ và các nhà tài trợ để giải quyết.

Ngoài ra, tôi cũng phải hiểu được chương trình nghị sự của ngân hàng ở đây và tìm cách dẫn dắt đội ngũ WB để có thể đưa ra những chính sách, lời khuyên và hỗ trợ tài chính đúng lúc và hiệu quả cho Việt Nam.

Tất nhiên cũng phải nói tới cuộc khủng hoảng mà thế giới đang trải qua và Việt Nam là một phần trong đó. Vì thế, một nhiệm vụ quan trọng là giúp chính phủ hiểu tình hình và lèo lái suy thoái một cách khéo léo.

Cải thiện môi trường đầu tư

Năm 2009 được Chính phủ xác định là năm khó khăn khi phải vượt qua những nỗ lực ổn định, chống suy thoái kinh tế. Có thể hình dung nội dung công việc bận rộn của bà như thế nào để "chia lửa" với Việt Nam?

- Sẽ là một năm khó khăn nhưng chúng tôi đều cam kết sẽ làm việc tích cực thật nhiều. Đó cũng là văn hóa làm việc của WB. Lúc này nhiều thách thức nhưng cũng có thể đem lại cơ hội để tất cả chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

Mối quan hệ đối tác, hay tình bạn, nếu vượt qua được giai đoạn khó khăn, sau đó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Lúc này, để kiểm soát được khủng hoảng, bạn phải tìm ra những khoảng trống cần lấp đầy, các vấn đề cần giải quyết và không để mình bị khủng hoảng làm cho chệch hướng.

Với WB, là một thể chế, chúng tôi sẽ có thể học cách hỗ trợ các nước đang phát triển trong giai đoạn khó khăn như thế nào. Chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam. Chính phủ và người dân Việt Nam làm việc rất tích cực, tương tự, chúng tôi cũng sẽ làm việc tích cực với các bạn.

Mặc dù đạt được những thành tựu lớn trong cải cách nhưng có ý kiến cho rằng quá trình cải cách của Việt Nam thời gian qua đang chậm lại. Ý kiến của bà?

- Việt Nam là hiện tượng thành công mà chúng tôi có thể chứng kiến. Việt Nam đã thực hiện cải cách cơ bản có ý nghĩa, định hướng chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường. Điều này đã và đang được thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giúp Việt Nam thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, phát triển lâu dài.

Cần nhìn cả quá trình cải cách, từ khởi đầu cho tới nay, Việt Nam đã ở vị trí nào? Việt Nam đã thực hiện sáng kiến cải cách, nhưng để tiếp tục, cần phải nghĩ đến những bước cải cách tiếp theo. Việt Nam sẽ tiếp tục như thế nào dù đôi lúc, để quán xuyến mọi điều không dễ dàng, nhất là khi tình thế có thể thay đổi, phức tạp. Nhưng cơ bản, tôi cho rằng Việt Nam đã đạt được những thành tựu cải cách tốt đẹp.

Bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu có thể khiến lượng FDI và ODA dành cho Việt Nam sụt giảm. Theo bà, Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

- Chúng tôi không có kế hoạch giảm sự giúp đỡ cho Việt Nam, thậm chí hy vọng có cơ hội để tăng vốn, giúp chính phủ Việt Nam giải quyết những thách thức đang nổi lên. Trong trong khuôn khổ Hội nghị các nhà tài trợ, hay các cuộc làm việc, đối thoại với các đối tác, WB sẽ cùng làm việc với họ để xem xét mức ODA cam kết cho Việt Nam sẽ không bị sụt giảm đáng kể.

Về FDI, vâng, sẽ có sự sụt giảm do khó khăn của kinh tế toàn cầu. Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng đối với Việt Nam đó là giữ đà cải cách, cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn nữa để tiếp tục là điểm thu hút đầu tư thân thiện trong bối cảnh cạnh tranh. Đó là điều chính phủ cần quan tâm. Những nỗ lực mà chính phủ thực hiện để làm cho nền kinh tế hiệu quả, thu hút đầu tư nhiều hơn rất quan trọng, giúp Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.

  • Xuân Linh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;