221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1177812
Kiểm tra, giám sát: Còn hữu khuynh, né tránh, ngại va chạm
1
Article
null
Kiểm tra, giám sát: Còn hữu khuynh, né tránh, ngại va chạm
,

Tại Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Đề án “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” ngày 18/3, đại diện MTTQ Việt Nam cho rằng, công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế do tính chiến đấu của một số ủy ban Kiểm tra và cán bộ kiểm tra còn chưa cao, còn hữu khuynh, nể nang, né tránh, ngại va chạm.

 

 

Đây là buổi hội thảo thứ hai để lấy ý kiến dự thảo Đề án “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” do Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức. 

 

Hội thảo lần này đi sâu thảo luận những nội dung quan trọng của dự thảo Đề án bao gồm: Mục tiêu, các nhóm giải pháp; đổi mới cách thức thành lập và tăng thẩm quyền cho ủy ban Kiểm tra các cấp...

 

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Bí thư Đảng đoàn Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, những căn cứ xây dựng Đề án chưa vững chắc. Công tác kiểm tra, giám sát rất quan trọng nằm trong chiến lược xây dựng Đảng, vì vậy Đề án cần được đặt trong định hướng chiến lược xây dựng Đảng.

 

Phân tích nguyên nhân của những yếu kém hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát, ông Nguyễn Văn Pha, đại diện MTTQ Việt Nam cho rằng do tính chiến đấu của một số ủy ban Kiểm tra và cán bộ kiểm tra còn chưa cao, còn hữu khuynh, nể nang, né tránh, ngại va chạm trong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm.

 

Ông Nguyễn Văn Pha và Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng đề nghị cần kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra giám sát trong Đảng với giám sát của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và của nhân dân; cần xây dựng cơ chế phối hợp chung mang tính bắt buộc, có như vậy công tác kiểm tra, giám sát của Đảng mới đạt hiệu quả cao.

 

Về việc thành lập ủy ban kiểm tra các cấp, nhiều đại biểu đã nhất trí với phương án I (việc thành lập uỷ ban kiểm tra các cấp do đại hội Đảng cùng cấp bầu). Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu phân tích: Điều lệ Đảng quy định Ủy ban Kiểm tra có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, vậy nếu UBKT cấp dưới do UBKT cấp trên chỉ định như trong Đề án thì không đúng nhiệm với nhiệm vụ được giao. Uỷ ban Kiểm tra các cấp phải do đại hội bầu, như vậy sẽ phát huy được tính dân chủ công khai và tầm quan trọng của Ủy ban Kiểm tra các cấp. Bộ máy của Uỷ ban Kiểm tra các cấp phải tinh gọn.

 

Đại diện Bộ khoa học - Công nghệ cho rằng nên tổ chức theo phương án II (Ủy ban Kiểm tra Trung ương do Đại hội Đảng toàn quốc bầu; ủy ban kiểm tra từ cấp tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương đến ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở do ủy ban kiểm tra cấp trên chỉ định trực tiếp chỉ định) trong dự thảo Đề án, như vậy sẽ tăng thẩm quyền và hiệu lực của ủy ban kiểm tra các cấp.

 

Về việc sáp nhập cơ quan thanh tra của Nhà nước ở các cấp vào cơ quan kiểm tra của Đảng, một số đại biểu cho rằng, việc sáp nhập là cần thiết, phù hợp với xu hướng cải cách hành chính nhưng phải có lộ trình, cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ. Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, công tác kiểm tra giám sát được quy định theo điều lệ của Đảng, không nên sáp nhập UBKT với Thanh tra Nhà nước, làm lu mờ sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

 

Nhiều đại biểu không đồng tình với việc nghiên cứu từng bước giao uỷ ban kiểm tra giám sát bố (mẹ), vợ (chồng), con của các cấp uỷ viên cùng cấp và thường trực cấp uỷ cấp dưới trực tiếp; giám sát cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế của Nhà nước, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp không phải là đảng viên. Các đại biểu cho rằng quy định như vậy không phù hợp với nguyên tắc, phương pháp công tác Đảng, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

 

(Theo TTXVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>