- Cho rằng trong quý 2 tới, kinh tế Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cũng đề xuất nên tập trung đầu tư cho những khu vực tạo ra việc làm lâu dài, dù chưa hẳn có tăng trưởng ngay.
Còn nguyên những điểm yếu cơ cấu bên trong
TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng là chỉ tiêu dễ nhận thấy, còn tạo việc làm là mục tiêu lâu dài. Ảnh: LN
Đang có nhiều lạc quan về việc kinh tế Việt Nam sẽ thoát ra khỏi khủng hoảng nhanh hơn các nước. Theo ông, khả năng phục hồi của chúng ta đến đâu?
- Thị trường thế giới đang ảm đạm, chúng ta có thể phục hồi sớm nhưng sẽ chậm. Bởi vì, độ mở của nền kinh tế nước ta tương đối rộng, thể hiện ở giá trị xuất nhập khẩu và đầu tư. Tỉ lệ xuất khẩu của Việt Nam quá lớn so với GDP (gần 70%).
Việt Nam có thể phục hồi sớm theo nghĩa vì nền kinh tế yếu nên xuống đáy sớm.
Thế nào là đáy và khi nào gọi là rớt xuống đáy cũng tùy theo sức mạnh của một nền kinh tế. Có nước đóng cửa hoàn toàn, đáy ít. Có nước mở cửa sâu, đáy sâu. Nền kinh tế yếu, đáy sâu hơn.
Vì thế, quan trọng là phải tính từ chỗ đáy đi lên thế nào. Trong quý 2 tới, kinh tế Việt Nam có thể vẫn còn khó khăn, chưa thể phục hồi mặc dù lĩnh vực nông nghiệp có thể khởi sắc.
Tốc độ phục hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào, thưa ông?
- Phụ thuộc vào nội lực của nền kinh tế. Hai năm vừa rồi do lạm phát và suy thoái nên nội lực đã yếu đi nhiều. Kinh tế thế giới cũng sẽ phục hồi chậm hơn vì chưa đến đáy. Nếu sang năm, kinh tế thế giới mới phục hồi như dự đoán của nhiều chuyên gia thì khi đó mới kích thích cho xuất nhập khẩu của Việt Nam được.
Khi chúng ta thoát khỏi khủng hoảng, phải lưu ý những điểm yếu cơ cấu bên trong hầu như vẫn đang còn nguyên, các vấn đề về cấu trúc lại nền kinh tế, hiệu quả đầu tư, thị trường, cấu trúc thị trường, cơ cấu doanh nghiệp, năng lực quản trị chung của đất nước.
Chính phủ đã xác định tăng đầu tư cho nông nghiệp, đây là khu vực quan trọng, chiếm đông đảo lao động, là khu vực rất nghèo, yếu thế.
"Đã là giải pháp kích cầu, không nên chỉ dựa vào quy tắc thông thường của ngân hàng là chưa trả nợ thì chưa cho vay. Tháo gỡ cho doanh nghiệp chính là ở chỗ này".
Hiện đây cũng là vùng đệm để giảm xóc, nơi những người thất nghiệp tập trung. Không chỉ giải quyết bài toán tăng trưởng mà cần giữ được thế ổn định xã hội, nên rất cần sự ưu tiên yểm trợ.
Có ý kiến cho rằng với tốc độ sử dụng vốn và kế hoạch tín dụng hiện nay, cả năm khả năng giải ngân gói kích cầu chỉ dừng lại tối đa ở mức 6.000 tỷ đồng. Làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ sử dụng trong thời gian tới?
- Khả năng giải ngân bao nhiêu, phải có điều tra doanh nghiệp. Thực tế nhiều DN không tiếp cận được khoản vốn hỗ trợ 4% lãi suất, bởi còn tồn đọng nợ xấu, không có khả năng thế chấp dù là vay với lãi suất hỗ trợ.
Ngân hàng có thể cho vay để đảo nợ hay không? DN có thể trả dứt nợ xấu thông qua vốn vay hỗ trợ lãi suất của gói kích cầu được không? Đã là giải pháp kích cầu, không nên chỉ dựa vào quy tắc thông thường của ngân hàng là chưa trả nợ thì chưa cho vay. Tháo gỡ cho doanh nghiệp chính là ở chỗ này.
Nhiều DN không vay vì họ không có cơ may tìm ra thị trường. Việc chuyển hướng tiêu thụ vào thị trường nội địa cũng là áp lực lớn vì có sự cạnh tranh gay gắt, dồn dập trong khi DN quen làm hàng xuất khẩu lại không quen trận mạc ở nội địa.
Cẩn trọng với lạm phát
Chính phủ đang dự kiến sẽ báo cáo với Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế xuống còn 5%, trong khi dự báo tăng trưởng trung bình ở châu Á chỉ là 3,4%. Theo ông, nên chọn chỉ tiêu bao nhiêu để chủ động trong điều hành? Bởi vì nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc điều chỉnh chỉ tiêu chỉ là cách làm đẹp con số?
Nhưng tôi cho rằng tốt nhất nên để một khoảng cách rộng hơn, khoảng từ 4 - 5%, vì tính bất định của kinh tế năm nay còn cao".
- Lần đầu tiên có đề xuất chính thức để giảm một chỉ tiêu quan trọng nhất.
"Chính phủ đưa ra con số 5% có vẻ phù hợp với dự báo thế giới và thực lực, quyết tâm của mình.
Đây là một thay đổi quan trọng trong cách điều hành. Chính phủ đưa ra con số 5% có vẻ phù hợp với dự báo thế giới và thực lực, quyết tâm của mình.
Nhưng tôi cho rằng tốt nhất nên để một khoảng cách rộng hơn, khoảng từ 4 - 5%, vì tính bất định của kinh tế năm nay còn cao. Rộng ra như vậy để dễ cho điều hành.
Sau đó, phải tính đến hàng loạt chỉ tiêu khác như tạo việc làm. Mục tiêu tạo việc làm còn phải đặt trước so với tăng trưởng. Theo công thức thì tăng trưởng 1% sẽ giải quyết được 0,34% việc làm. Nhưng đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao không đồng nghĩa với việc sẽ đem lại số việc làm tương ứng.
Vì nếu ưu tiên tăng trưởng, thì sẽ dốc sức đầu tư cho khu vực tạo ra sản lượng nhanh. Có thể tăng GDP mà chẳng tạo ra được mấy phần trăm của cải cho xã hội.
Nếu đặt vấn đề ưu tiên cho tạo việc làm thì sẽ hoàn toàn thay đổi cấu trúc mối quan hệ. Chúng ta có thể tập trung đầu tư cho những khu vực tạo ra việc làm lâu dài nhưng chưa hẳn có tăng trưởng ngay.
Mặt khác, đặt mục tiêu tạo việc làm nhiều còn để đảm bảo tính ổn định cho xã hội. Hiện nay, các chính sách hỗ trợ cho khu vực làng nghề còn chưa rõ ràng. Khu vực này đang có 5, 6 triệu lao động mất việc. Nên có một định hướng chiến lược rõ ràng cho khu vực này, không thể chỉ dựa trên các nguồn tài nguyên chiến lược không chắc chắn.
Tăng trưởng là chỉ tiêu dễ nhận thấy, còn tạo việc làm là mục tiêu lâu dài.
Chính phủ đã đề xuất nâng mức bội chi lên không quá 8%GDP. Ông có khuyến cáo gì để kiểm soát mức bội chi trong thời gian tới?
- Thâm hụt ngân sách cao là điều không tránh khỏi. Nhiều phán đoán còn cho rằng bội chi có thể lên tới 9% - 10%. Nên thận trọng với gói kích cầu, không vì hoàn cảnh khó khăn mà thả lỏng điều kiện. Các nước chi gói kích cầu lớn nhưng cũng siết rất chặt.
Tăng mạnh chi tiêu, phát hành trái phiếu phải tính giải pháp đi kèm để kiềm chế lạm phát. Nếu tính khả năng thoát khỏi suy thoái sớm thì cũng phải tính phương án đối phó với lạm phát sớm.
-
Lê Nhung