221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1192432
Việt Nam công bố Báo cáo nhân quyền
1
Article
null
Việt Nam công bố Báo cáo nhân quyền
,

 - Bộ Ngoại giao hôm nay (23/4) công bố trên trang web chính thức của Bộ bản Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Báo cáo này sẽ được trình bày tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ ngày 8/5 tới.

Báo cáo gồm 22 trang, giới thiệu những thông tin cơ bản về Việt Nam, việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở cấp quốc gia, trong đó có các quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, qyền của các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, dân tộc thiểu số, người khuyết tật.

Báo cáo cũng chỉ ra 5 bài học về thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Trong đó, bài học quan trọng là đặt nhân tố con người vào trung tâm của sự phát triển đất nước, việc thực hiện các quyền con người không thể tách rời độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

Con người - động lực của mọi chính sách

Báo cáo nhấn mạnh: "Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội và luôn nhất quán trong việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người".

"Hiến pháp 1992, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật; quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú trên đất nước Việt Nam; quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe... không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo".

Việt Nam có khoảng 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng. Ảnh: LAD

Đề cập đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, Báo cáo cho biết sau hơn 20 năm Đổi mới, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.

Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt trong vấn đề tạo việc làm và cải thiện đời sống của người dân. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, không chỉ tạo động lực cho phát triển kinh tế mà còn giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho Nhà nước tập trung đầu tư nhiều hơn cho các mục tiêu ưu tiên như giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ các vùng khó khăn...

Báo chí - công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội

Đề cập đến các quyền dân sự và chính trị, Báo cáo nói rõ Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã ban hành và sửa đổi khoảng 13.000 văn bản luật và dưới luật, trong đó các quyền về dân sự, chính trị được quy định cụ thể và toàn diện hơn.

Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người.
Nội dung các quyền này đã được thể hiện xuyên suốt qua các chương, mục của Hiến pháp và được cụ thể hoá tại nhiều văn bản pháp luật quan trọng. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử là nền tảng xuyên suốt các văn bản pháp luật.

Về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân Việt Nam, Báo cáo cho hay tính đến năm 2008, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in, gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản.

Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người.

Ngoài hệ thống thông tin, báo chí, truyền thông trong nước, người dân Việt Nam còn được tiếp cận với hàng chục hãng thông tấn, báo chí và kênh truyền hình nước ngoài và nhiều báo, tạp chí quốc tế lớn khác.

Đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Báo cáo cũng cho biết Việt Nam có khoảng 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng của con người và không ngừng phấn đấu đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân.

Tính đến 2008, ở Việt Nam có 12 tôn giáo, trong đó một số tôn giáo có đông tín đồ như Phật giáo, Công giáo, Tin lành... Các sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt các ngày lễ lớn hàng năm của nhiều tôn giáo được tổ chức trọng thể với hàng trăm nghìn tín đồ tham gia. 

  • Xuân Linh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>