221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1197520
QH giám sát gói kích cầu: "Cõng em phải thôi xay lúa"
1
Article
null
QH giám sát gói kích cầu: 'Cõng em phải thôi xay lúa'
,

 - Giải thích số lượng đại biểu chuyên trách ít, không thể dành nhiều thời gian cho việc giám sát, đặc biệt là giám sát thực hiện gói kích cầu mà Chính phủ triển khai, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên nói mỗi cơ quan, tổ chức phải biết tự hoàn thiện trong khuôn khổ pháp luật.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên
Bên lề phiên họp của Ủy ban Tài chính - Ngân sách QH đang diễn ra tại TP.HCM, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên trao đổi với VietNamNet về việc thực hiện giám sát gói kích cầu. Ông cho biết, tại ngày họp cuối cùng (8/5), các đại biểu sẽ  thảo luận về kích cầu đầu tư.

Để thực hiện gói kích cầu hiệu quả, sẽ tăng cường công tác giám sát để tránh việc chi tiêu sai mục đích. Vậy vai trò của Quốc hội trong việc tham gia giám sát gói kích cầu này như thế nào, thưa ông?

Công tác giám sát cần phải có cách tiếp cận khác, cần một sự thay đổi. Nếu cứ nghĩ việc giám sát là phải nhiều người, nhiều lần thanh tra giám sát, tổ chức ở nhiều cấp thì hiệu quả sẽ rất thấp, không được như mong đợi. Cách tiếp cận cũ tuy có mang lại hiệu quả nhưng vẫn còn chậm chạp.

Cái khác ở đây chính là mỗi một người, mỗi một tổ chức kinh tế, mỗi một cơ quan phải tự hoàn thiện mình trong việc thực thi quy định của pháp luật.

Nhưng Quốc hội vẫn có vai trò giám sát, thưa ông?

Đúng. Nhưng đặc điểm của Quốc hội ở nước ta, chỉ có 1/3 đại biểu Quốc hội là chuyên trách. 2/3 đại biểu còn lại có công việc chính ở địa phương và các bộ, ngành, họ chỉ dành một ít thời gian cho hoạt động của Quốc hội.

Chúng ta cũng biết, nhiệm vụ trọng tâm nhất của Quốc hội là lập pháp, cho nên người thì ít mà tập trung vào một mảng quá nhiều thì mảng khác sẽ ít đi. Giống như cõng em thì phải thôi xay lúa và ngược lại.

"Chỉ có 1/3 đại biểu QH là chuyên trách. 2/3 đại biểu còn lại có công việc chính ở địa phương và các bộ, ngành, họ chỉ dành một ít thời gian cho hoạt động của QH.

Người thì ít mà tập trung vào một mảng quá nhiều thì mảng khác sẽ ít đi. Giống như cõng em thì phải thôi xay lúa và ngược lại".

Quốc hội cũng đã cố gắng ở mức tối đa. Phần còn lại chính là ở các cơ quan lắng nghe và thực hiện những ý kiến xác đáng của đoàn giám sát.  

Ý kiến của cá nhân ông về gói kích cầu đầu tư 8 tỷ USD?

Tôi cho rằng, nước ta không giống các nước khác, không thể lấy một cục tiền để đưa thẳng cho cá nhân này hay đơn vị kinh doanh kia được.

Phải áp dụng theo kiểu riêng của đất nước mình, giống như 3 hay 4 thứ quân trong chiến tranh vậy, có phần tiền thật đưa ra, có phần miễn, có phần giãn, có phần giảm, hỗ trợ thêm, cho hẳn, cho dần… Vấn đề còn lại là sử dụng, thanh tra giám sát như thế nào cho hiệu quả.

Theo tôi, bây giờ chúng ta phải kết hợp, tăng cường hoạt động thanh tra giám sát. Nhưng cái quan trọng nằm ở từng con người, từng tổ chức. Họ phải hoàn thiện mình trong khuôn khổ của pháp luật.

Hiện vẫn có băn khoăn về gói kích cầu 8 tỷ USD là nguồn ở đâu và sử dụng như thế nào?

Đó chỉ là những băn khoăn ở bên ngoài. Bên trong thì việc đó là trong tầm tay, không có chuyện gì phải băn khoăn. Chẳng hạn miễn thuế, giảm thuế, phát hành trái phiếu, xuất kho dự trữ, tạm mượn ở quỹ ngoại tệ … cũng là những nguồn vốn để đưa vào gói kích cầu đầu tư. Vấn đề còn lại là thẩm quyền của ai mới được lấy ra và đưa vào đâu, sử dụng như thế nào, cần phải xem xét kỹ.

Tạm ứng 20 nghìn tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, đến tháng 8 tới, đối với các khoản đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành ở Trung ương, các khoản vốn bổ sung có mục tiêu cho các địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ nếu chưa triển khai hoặc không thể giải ngân hết kế hoạch năm 2009 thì phải điều chuyển giữa các bộ, ngành, giữa các địa phương.

Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp, Chính phủ dự kiến tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước 20 nghìn tỷ đồng để tạo nguồn tạm ứng vốn kế hoạch năm 2010 cho các dự án quan trọng, cấp bách, các công trình cần đầu tư, đang làm dở dang thiếu vốn, bảo đảm vốn đối ứng cho các dự án ODA, khai thông các công trình đầu tư FDI.

Trong gói kích cầu khoảng 143 nghìn tỷ đồng (8 tỷ USD), Chính phủ đã cho phép tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng dầu, dự kiến tổng nguồn vốn cho nhiệm vụ này khoảng 2.800 tỷ đồng. Trong đó, mua gạo là 1.300 tỷ đồng, xăng dầu 1.500 tỷ.

Thời gian tới, Chính phủ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện gói kích cầu để tránh tình trạng chi sai mục tiêu, đối tượng sử dụng, gây lãng phí, thất thoát các nguồn lực.

  • Xuân Linh - Đoàn Quý

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>