221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1198448
An sinh xã hội cũng quan trọng như kích cầu
1
Article
null
An sinh xã hội cũng quan trọng như kích cầu
,

 - “Kích cầu” lòng tin của nhân dân sẽ tạo sức bật mới cho nền kinh tế". Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại tọa đàm “vấn đề an sinh xã hội trong giai đoạn suy giảm kinh tế hiện nay”, tổ chức ngày 8/5 tại TP.HCM.

Tăng trưởng không đồng nghĩa phát triển

Song song với gói kích cầu hiện nay, Phạm Minh Trí, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM khuyến nghị: “Về mặt quan điểm, phải coi việc chăm lo an sinh xã hội là một trong những gói giải pháp không kém phần quan trọng như kích cung, kích cầu, đúng mức như yêu cầu chính đáng của nó”.

Tiến sĩ Phạm Minh Trí (trái): Lấy chỉ số tăng trưởng làm thước đo để đánh giá sự phát triển là nhầm lẫn. Ảnh: Đoàn Quý

Chúng ta không nên quá quan tâm đến tốc độ tăng trưởng GDP bao nhiêu phần trăm mà cần đặc biệt quan tâm đến bộ phận cộng đồng đang gặp nhiều khó khăn, đang đối mặt với tình trạng mất việc làm, vật giá leo thang, cuộc sống bấp bênh, những người đang bị tổn thương nặng nề nhất của tình trạng khủng hoảng, suy giảm kinh tế”, ông Trí nói.

Lấy chỉ số tăng trưởng làm thước đo để đánh giá sự phát triển là nhầm lẫn. Tăng trưởng không có nghĩa là phát triển. Điển hình như TP.HCM, trong năm 2008, mức tăng trưởng không thấp, nhưng chất lượng cuộc sống đã tụt xuống hạng 16 trên cả nước. Trước đây, TP.HCM là một trong những địa phương nằm trong top đầu về chất lượng cuộc sống”, PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM bổ sung.

Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Lê Hiếu Đằng gợi ý: “Một trong những biện pháp để tăng cường ngân sách đầu tư cho an sinh xã hội là phải quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, đầu tư công không hiệu quả, nghiêm ngặt thực hành tiết kiệm”.

Kích lòng tin để kích thích kinh tế

PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa cho rằng, lúc này, Chính phủ cần minh bạch thông tin, để cho người dân biết những gì Chính phủ làm, ngoại trừ bí mật quốc gia.

Điều này thể hiện lòng tin của Chính phủ với nhân dân và chắc chắn đáp lại sẽ là lòng tin của nhân dân với Nhà nước”.

Trong bối cảnh hiện nay, nhà quản lý phải có 3 đức tính: nhạy cảm, có tâm, có tầm - GS Trần Đình Bút nói. Ảnh: Đoàn Quý

GS Trần Đình Bút nhấn mạnh: “Kích cầu lòng tin trong những phút khó khăn này là yếu tố cơ bản và quyết định của sự đồng thuận, để cùng nhau vượt mọi khó khăn, thử thách trước mắt của khủng hoảng”.

“Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, nhà quản lý, nhà khoa học phải có 3 đức tính: nhạy cảm, có tâm, có tầm để phát hiện những vấn đề mới nảy sinh, phát hiện xu thế mới và khôn khéo vận dụng các quy luật kinh tế trong điều kiện cụ thể mỗi nơi, mỗi lúc”, GS Bút nói.

Nhiều chuyên gia tham dự tọa đàm cho rằng “kích cầu” được lòng tin của nhân dân sẽ tạo sức bật mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sự đồng thuận có được do “kích cầu” lòng tin trong nhân dân đó có thể thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào trí tuệ, ý chí từng cấp quản lý.

Một vấn đề nữa đặt ra, người cầm cân nẩy mực ở mỗi cấp có “đủ nhạy cảm” và dám “quyết liệt hơn nữa” hay không trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ cái hay, cái tiến bộ, đồng thời xử lý công minh, nghiêm túc những đơn vị, cá nhân tự cho mình đứng ngoài cuộc trước những thách thức hiện nay.

Nhìn từ thực tế của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới,GS Trần Đình Bút cho rằng, sau khủng hoảng, Việt Nam cần đặt giả thiết về những khó khăn lớn có thể xảy ra và chuẩn bị giải pháp thỏa đáng.

Theo ông, sự yếu kém về quản lý thể hiện qua việc trong 10 năm qua, mặc dù có tăng trưởng cao nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế kém và thu nhập bình quân đầu người tụt hậu so với các nước.

  • Đoàn Quý

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>