221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1206572
Sổ đỏ, sổ hồng: Không sửa, dân còn khổ
1
Article
null
Sổ đỏ, sổ hồng: Không sửa, dân còn khổ
,

 - "Nghị quyết QH tháng 11/2007 đã thống nhất sổ đỏ, sổ hồng thành một giấy trên nền tảng Luật Đất đai. Từ đó đến nay người dân vẫn chờ, trong khi các cơ quan Chính phủ "cãi nhau" có sửa luật hay không. Nếu không sửa thì dân còn khổ" - TS. Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM thẳng thắn.

Bộ trưởng TN-MT Phạm Khôi Nguyên. Ảnh: L.Nhung
Sáu năm chờ đợi

Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi một số điều liên quan các luật đầu tư xây dựng cơ bản, sáng 29/5, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch cho rằng, nhà ở là tài sản trên đất, là phần "động", còn đất là "tĩnh" và phải quản lý phần "tĩnh".

Hơn nữa, về lâu dài, Nhà nước chỉ nên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đất đai là sở hữu toàn dân, còn tài sản của người dân trên mảnh đất đó không có lý gì phải quản lý.

Đại biểu Phương Hữu Việt cảnh báo, khi Luật Đăng ký bất động sản ra đời - dự kiến vào năm 2010 - sẽ còn rối rắm, phức tạp hơn nữa. "Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu điều này không cần sửa và đưa vào luật, nhưng các bộ lại không đồng tình và cương quyết chỉ đưa vào luật mới làm. Vậy lợi ích của người dân ở đâu?", ông Việt nói.

Luật sư Nguyễn Đăng Trừng bức xúc, năm 2003 đã thống nhất cấp một giấy trên cả nước, vậy mà 6 năm qua, người dân vẫn phải chờ do các bộ còn mải "cãi nhau". Hoàn toàn nhất trí phương án một giấy, ông thúc giục Quốc hội hoàn thiện ngay trong kỳ họp này, không nên kéo dài thêm.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền, thống nhất một giấy sẽ giảm bớt được thủ tục, chi phí cả cho cơ quan quản lý và chủ sở hữu. Hơn nữa, vướng mắc nhất hiện nay khi triển khai các dự án là khâu giải phóng mặt bằng. Sắp tới, khi chỉ còn một loại giấy thì việc xác minh giá trị tài sản sẽ thuận tiện hơn nhiều.

9 loại giấy sẽ chỉ còn 1 loại

Theo ĐB Trần Thị Quốc Khánh, dự thảo luật cần có những quy định cụ thể về việc các dự án, công trình nào dù đã được phê duyệt nhưng vẫn phải dừng lại. 

Vì thời gian qua, Hà Nội phải điều chỉnh lại nhiều dự án như chợ 19-12, khách sạn trong công viên. Những dự án này không nằm ở địa bàn có vị trí đặc biệt về quốc phòng, an ninh nhưng bị dư luận phản đối.

Chính vì thế, nội dung mới nhất vừa được bổ sung vào dự thảo luật là thống nhất sổ đỏ và giấy hồng thành một loại giấy có tên "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất".

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên giải thích, loại giấy mới sẽ chứa tất cả thông tin về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cũng như các biến động về quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất.

Như vậy, thay vì một mảnh đất có tới 4, 5 thậm chí 9 loại giấy, thì tới đây sẽ là "n trong 1".

Đồng tình với giải trình của Bộ TNMT và Ủy ban Kinh tế nhưng Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh phân vân: "Miễn phí đổi sang một loại giấy chưa phải là vấn đề chính. Phiền toái là ở thủ tục. Nếu Quốc hội thông qua dự luật này thì phải tính tới quy trình thủ tục nhanh gọn, hợp lý".

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đáp lời: "Chúng tôi đã thống nhất với Bộ Xây dựng để cập nhật thông tin đăng ký các loại giấy tờ lên mạng. Ai đến đổi, chỉ cần xem số liệu trên mạng là biết ngay thật, giả".

Ông Nguyên cũng cho hay, Bộ đang tính phương án tích hợp thông tin vào một loại thẻ, như kinh nghiệm nhiều nước. Dự kiến đến 2015 có thể thí điểm ở một vài tỉnh, thành.

           Dừng dự án nếu báo cáo môi trường không đạt?

Các đại biểu vẫn chưa ngã ngũ về điều khoản bổ sung liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Theo ông Hà Văn Hiền, luật hiện hành quy định các dự án chỉ được cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, dự thảo luật chỉnh lại theo hướng tùy theo quy mô và tính chất của dự án, phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc trước khi khởi công xây dựng theo quy định của Chính phủ.

Nhiều đại biểu cho rằng, có vẻ đây là một sự "nới lỏng". Ngay Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cũng thừa nhận "chưa thỏa mãn lắm, chỉ là để đáp ứng yêu cầu trước mắt".

Ông Nguyên cũng chỉ ra, thay đổi theo hướng này đòi hỏi sự công tâm và tinh thần trách nhiệm của người phê duyệt báo cáo môi trường. Ngoài ra, cũng đòi hỏi bản lĩnh của người ra quyết định đầu tư có dám cho dừng dự án lại hay không, trong trường hợp báo cáo không đạt yêu cầu.

  • Hà Yên - Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>