221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1207126
Quốc hội chưa thể bàn về tái cơ cấu nền kinh tế
1
Article
null
Quốc hội chưa thể bàn về tái cơ cấu nền kinh tế
,

 - Dù nhiều đại biểu QH tha thiết đề xuất được mổ xẻ ngay tại kỳ họp này chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng đây mới là đề án ở dạng bản thảo, chưa thể đem ra bàn.

Yêu cầu công khai

Thủ tướng trao đổi với Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư bên hành lang Quốc hội. Ảnh: LN

Trong một ngày rưỡi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội được truyền hình trực tiếp tuần qua, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và hầu hết các bộ trưởng đều có mặt ở Hội trường.

Nhưng Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên là vị tư lệnh ngành duy nhất ngay lập tức có ý kiến giải trình, làm rõ vấn đề khi có nhiều ý kiến khác nhau về khai thác bô-xít.

Nhiều đại biểu đề xuất làm rõ quy mô, cơ chế, thời hạn thực thi gói kích cầu cũng như kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế. Nhưng chỉ có Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đứng lên giải trình một số vấn đề liên quan đến thu - chi ngân sách.

Trước khi phát biểu, ông Ninh "rào" sẵn: "Nếu còn thời gian, tôi xin phát biểu vấn đề thứ hai về giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế".

Với một vấn đề phức tạp, rắc rối như bội chi ngân sách thì thời gian 7 phút cho phép để trình bày không phải là rộng rãi. Vì thế, Bộ trưởng cũng như bất kỳ vị đại biểu nào khác, hết 7 phút giải thích về bội chi ngân sách cũng không được nới thêm thời gian để nói tiếp về gói kích cầu cũng như chủ trương tái cơ cấu như các đại biểu trước đó yêu cầu.

Hoặc giả, Bộ trưởng Tài chính cho rằng, sẽ có những vị trưởng ngành khác giải thích điều này rõ hơn?

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo là một trong những người đề xuất gói kích cầu này phải được làm rõ, tránh bị lợi dụng, rằng đang có nhiều điểm đáng quan ngại cần đưa ra mổ xẻ và thảo luận. Không chỉ thảo luận tại Quốc hội mà phải lấy ý kiến dân.

"Mức độ cụ thể của các gói mà công luận được biết vẫn còn thấp, nhất là các gói gắn với chi tiền trực tiếp từ ngân sách. Những gói lớn như xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, ứng trước tiền xây dựng cơ bản cho địa phương, bảo lãnh tín dụng hoặc gói kích cầu được kỳ vọng rất nhiều là hỗ trợ nông dân mua máy móc, vật tư nông nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy cơ bản mới được định hướng về mục tiêu chung và xác lập một số nguyên tắc thực thi sơ bộ", ông Thảo phân tích.

Chủ tịch Hà Nội phân tích thêm, ở các nước, điều kiện để nhận được vốn kích cầu rất khắt khe và được công bố công khai.

Vấn đề này tuy đã được Chính phủ quan tâm nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu cả 2 vế. Một là tính chặt chẽ, nghiêm khắc của các điều kiện. Hai là mức độ công khai về thông tin. "Vì thế khả năng kích cầu có thể chệch mục đích, bị lạm dụng, lợi dụng, móc ngoặc để hưởng lợi ở các chủ thể cung cấp và thụ hưởng vốn kích cầu này rất lớn", ông Thảo nói.

"Chính phủ phải nghĩ"

Ông Thảo và nhiều đại biểu khác cũng đề nghị phải được thảo luận rộng rãi chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế.

Nhưng, Quốc hội kỳ này chưa thể bàn về một đề án mới đang ở dạng bản thảo.

Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc cho hay, về chủ trương tái cơ cấu, "Chính phủ phải nghĩ, không phải vài giải pháp cụ thể mà cần cả đề án".

"Hiện nay, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang được giao nhiệm vụ xây dựng đề án, sẽ trình Chính phủ thông qua vào cuối năm 2009. Các hướng chính vẫn đang được thảo luận".

Kết thúc ba buổi bàn thảo tại Hội trường, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên "gút" lại 10 nhóm vấn đề "còn có ý kiến khác nhau": gói kích cầu, việc làm, các chỉ tiêu kinh tế, xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, giáo dục - đào tạo, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm... Sau đó, đoàn thư ký sẽ gửi phiếu xin ý kiến trước khi bàn đến việc soạn thảo một Nghị quyết chung.

Nhưng rõ ràng, giữa 10 nhóm vấn đề còn chưa ngã ngũ, có những vấn đề được đông đảo đại biểu quan tâm, liên quan đến những chủ trương lớn, dù chưa thống nhất, thì cần lắm các ý kiến đóng góp, xây dựng.

Vì Quốc hội "không bàn những chuyện đã rồi".

Tuần này, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, Luật di sản văn hoá, dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh, dự án Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai.

Đáng chú ý, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về Đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009-2014.

Chính phủ cũng sẽ báo cáo Quốc hội kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

  • Lê Nhung 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,